Luật sư Đào Quang Vinh

Quyền thừa kế tài sản của con riêng

Quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật như thế nào? Việc phân chia tài sản giữa các con (con đẻ, con nuôi,…) có sự khác nhau hay không? Thủ tục phân chia di sản thừa kế như thế nào? … đây là các câu hỏi phổ biến trong vấn đề phân chia di sản thừa kế. Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về thừa kế theo quy định của pháp luật

Thừa kế là một chế định phổ biến theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, khi người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực, việc phân chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật thông qua việc xác định hàng thừa kế.

Nếu bạn đang có thắc mắc về quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế của người đã mất, việc xác định hàng thừa kế và phần tài sản mà mỗi người được hưởng theo quy định của pháp luật hãy gửi câu hỏi của mình về địa chỉ Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169  để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn tư vấn.

Ngoài ra, để nắm bắt thêm các quy định của pháp luật về việc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây của Luật Minh Gia để có thêm thông tin.

2. Hỏi về quyền hưởng di sản thừa kế của con riêng

Câu hỏi: Cha tôi có con riêng trước khi kết hôn với mẹ nhưng không sống với vợ trước. Khi đó ông cũng đã thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con riêng nhưng hai người không từng gặp mặt. Bố tôi kết hôn với mẹ tôi và có 2 người con. Nay con riêng (27T) muốn nhận bố tôi và đòi cùng hưởng quyền thừa kế. Tôi có một số vấn đề mong Luật Minh Gia giải đáp.

Trước khi kết hôn với mẹ tôi cha tôi có một người con riêng nhưng sống với vợ trước. Khi đó ông cũng đã thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con riêng nhưng hai người không từng gặp mặt. Bố tôi kết hôn với mẹ tôi và có 2 người con. Nay con riêng (27T) muốn nhận bố tôi và đòi cùng hưởng quyền thừa kế. Tôi muốn hỏi:

1/ Trong trường hợp không có di chúc thì con riêng được hưởng bao nhiêu phần thừa kế?

2/ Nếu như có di chúc thỏa thuận mà trong đó bố tôi đồng ý con riêng không được kế thừa phần tài sản chung của gia đình mới thì con riêng của ông có thể tranh quyền thừa kế với gia đình tôi không?

3/ Trong trường hợp hai bên đều có thỏa thuận xong, con riêng đồng ý không hưởng quyền kế thừa, có công chứng hoặc nhân chứng mà sau này đổi ý kiện ra tòa thì họ có được kế thừa hay không?

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời tư vấn như sau:

Thứ nhất, trường hợp không có di chúc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Theo đó người con riêng đó vẫn là con đẻ của cha bạn. Cho nên người con riêng này vẫn được hưởng thừa kế của cha bạn và phần thừa kế mà người con riêng này được nhận sẽ bằng phần thừa kế mà bạn được nhận. 

Thứ hai, về việc người để lại di chúc không cho hưởng thừa kế

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

Nếu người con riêng kia không thuộc một trong số những trường hợp nêu trên thì nếu cha bạn để lại di chúc nhưng có chia cho con riêng thì người con riêng này sẽ không được nhận phần di sản thừa kế nào cả.

Thứ ba, về việc từ chối nhận di sản

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản."

Do vậy người con riêng này có quyền từ chối nhận di sản nhưng phải có văn bản xác nhận về vấn đề này và có công chứng tại UBND xã. Khi đã có văn bản xác nhận này rồi thì nghĩa là người con riêng này đã từ chối việc nhận phần di sản thừa kế. Cho dù sau này có thay đổi thì cũng không cs quyền khởi kiện ra Tòa.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo