Luật sư Trần Khánh Thương

Quyền thừa kế của cá nhân và các hình thức của di chúc?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: K/gửi quý công ty. Gia đình tôi có Bố, Mẹ và 13 anh chị em. Bố tôi đã mất, 10 anh chị em đang ở Việt Nam ; 03 người còn lại ở nước ngoài. Bố Mẹ tôi có 2 căn nhà đứng tên chủ quyền là tên bố và mẹ, khi mất bố tôi chưa làm di chúc. Nay mẹ tôi muốn làm di chúc phần tài sản của bà (tức là 1/2 của mỗi căn nhà) cho người con út, vì người này đang phụng dưỡng mẹ tôi, người con út đang ở Việt Nam.

 

Phần tài sản của Bố tôi (tức là 1/2 của mỗi căn nhà) sẽ chia đều cho mọi người trong gia đình theo đúng Luật thừa kế hiện hành. Vì một số lý do tế nhị, mẹ tôi không muốn công khai việc làm di chúc cho mọi người trong gia đình biết. Vậy xin quý công ty tư vấn giúp gia đình tôi cách làm như thế nào cho đúng luật pháp, mà vẫn đáp ứng được nguyện vọng như mong muốn của Mẹ tôi. Trân trọng cảm ơn!

 

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về việc lựa chọn hình thức lập di chúc. Cụ thể:
 

Điều 609. Quyền thừa kế

 

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

 

Điều 627. Hình thức của di chúc

 

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

 

Điều 628. Di chúc bằng văn bản

 

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

 

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

 

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

 

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

 

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

 

Như vậy, vì mẹ chỉ định đoạt tài sản trong khối tài sản thuộc sở hữu của mình nên nếu mẹ muốn lập di chúc thì vẫn có quyền tự mình lập mà không cần thông qua của các anh, chị, em còn lại trong gia đình. Theo đó, nếu mẹ không muốn cho thành viên trong nhà biết thì mẹ hoàn toàn có thể tự mình lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thông qua lựa chọn lập văn bản có công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực văn bản di chúc tại Uỷ ban xã, phường.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo