Triệu Lan Thảo

Quy định về nhập hộ khẩu khi có quan hệ vợ chồng

Em muốn hỏi em thường trú tại Nghệ An và em lấy vợ ở Hòa Bình. Do hoàn cảnh gia đình, vợ em không về quê chồng sinh sống được nên giờ em chuyển về nhà vợ ở luôn. Em có về quê cắt khẩu ra Hòa Bình nhập thì bên công an hộ khẩu bảo phải có đăng ký kết hôn thì mới nhập khẩu được. Vậy thì em hỏi như thế có đúng không ? Làm thế nào thì em mới nhập khẩu được ?

 

Quy định về nhập hộ khẩu khi có quan hệ vợ chồng


Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khi đăng kí thường trú tại chỗ ở mới bạn phải làm hồ sơ đăng kí thường trú, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định về hồ sơ đăng kí thường trú gồm các tài liệu:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP) Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.”

Như vậy, theo quy định trên đây thì bạn sẽ được cơ quan công an cấp xã đăng kí thường trú khi thuộc một trong hai trường hợp : Có chỗ ở hợp pháp hoặc có quan hệ gia đình với người thường trú ở đó. Trong trường hợp của bạn, bạn chuyển về quê vợ bạn để sinh sống và muốn đăng kí thường trú thì cần chứng minh quan hệ vợ chồng hợp pháp là giấy đăng kí kết hôn để phép đăng kí thường trú tại tỉnh Hòa Bình. Do đó, yêu cầu của cơ quan công an xã là có căn cứ để bạn nhập khẩu tại đó.

Trường hợp khó khăn trong việc chứng minh quan hệ gia đình thì bạn có thể đưa ra chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật, đây cũng là cơ sở để đăng kí thường trú và phải đảm bảo “Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.” (Điểm 9 Khoản 2 điều Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quy định về nhập hộ khẩu khi có quan hệ vợ chồng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia: Lê Duyên  - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo