Triệu Lan Thảo

Phân chia thừa kế khi di chúc bị vô hiệu một phần

Nhờ luật sư tư vấn giúp e. Trước đây ba và mẹ e có 1 căn nhà ba mẹ có 2 người con là e và Anh trai. Sau khi mẹ mất ba e có vợ khác (mẹ kế của e hiện tại), 2 người có với nhau thêm 4 người con. Rồi ba e cũng mất, trước khi mất ba có để lại di chúc cho 3 người đồng thừa kế ngôi nha : e, Anh trai và mẹ kế...

 

Nhờ luật sư tư vấn giúp e.  Trước đây ba và mẹ e có 1 căn nhà ba mẹ có 2 người con là e và Anh trai. Sau khi mẹ mất ba e có vợ khác (mẹ kế của e hiện tại),  2 người có với nhau thêm 4 người con. Rồi ba e cũng mất,  trước khi mất ba có để lại di chúc cho 3 người đồng thừa kế ngôi nha : e,  Anh trai và mẹ kế. Nhưng vì lúc đó e và a trai còn nhỏ nên đê mẹ kế thay mặt đứng tên trên giấy tờ nhà (có xác nhận là đại diện 1 trong 3 người thừa kế đứng tên). Tờ di chúc có ghi rõ căn nhà được chia ra 2 phần,  em + a trai 1 phần, mẹ kế+ 4 người con 1 phần. Giờ e và a trai đều đã lập gia đình muốn bán căn nhà để ra ở riêng nhưng mẹ kế e đòi chia đều căn nhà ra 7 phần: e, a trai, mẹ kế, 4 người con của mẹ kế nếu k làm như vậy bà k đồng ý ký giấy bán nhà. Mẹ kế e làm vậy là đúng hay sai luật,  2 anh em của e cần phải làm gì để đòi lại quyền công bằng cho mình. Mong luật sư tư vấn giúp e, e cảm ơn ạ

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, chúng tôi xin đưa ra ý kiến như sau:

 

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng, chúng tôi xin phép được giả sử các thông tin sau: Các con của ba bạn (con chung của cả hai đời vợ) đều đã thành niên, có khả năng lao động. Ba bạn và mẹ kế không có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng, mọi tài sản của ba bạn (đất+nhà) không tăng thêm từ thời gian kết hôn với người vợ mới. Mẹ bạn (vợ đầu của ba bạn) mất không để lại di chúc. Bạn không cung cấp thời gian sảy ra các sự kiện trên nên chúng tôi sẽ dựa trên quy định của pháp luật hiện hành để tư vấn cho bạn.

 

Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

 

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

...."

 

Theo thông tin bạn cung cấp, thì căn nhà mà các thành viên trong gia đình đang sinh sống nguồn gốc là tài sản chung của mẹ (vợ đầu) và ba bạn.

 

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

..."

 

Khi mẹ bạn mất không có di chúc, phần tài sản riêng của mẹ bạn là một nửa căn nhà+đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và chia đều cho 3 người là: Ba bạn, bạn và anh trai. Do vậy, tài sản của bố bạn hiện có sẽ là một nửa căn nhà và phần tài sản nhận được khi chia thừa kế người vợ đầu.

 

Sau khi lấy vợ mới và mất, ba bạn chỉ có quyền định đoạt tài sản đối với phần tài sản mà ba bạn có.

 

Di chúc của ba bạn đã định đoạt cả tài sản không thuộc sở hữu của ba bạn, nên phần tài sản không thuộc sở hữu của ba bạn sẽ không có hiệu lực. Trên tinh thần của di chúc, di sản của bố bạn sẽ được chia một nửa cho bạn và anh trai bạn, một nửa cho mẹ kế và 4 người con chung với mẹ kế.


Nếu mẹ kế bạn không đồng ý bán căn nhà để chia thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia thừa kế (nếu còn thời hiệu). 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đoàn Văn Chiến - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo