Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Phân chia di sản thừa kế là nhà ở

Thưa luật sư, cho tôi hỏi về chia thừa kế là nhà đất ở như sau: Ông bà tôi có ba người con (hai người đang ở nước ngoài và 1 người ở Việt Nam). Ông bà chết để lại ngôi nhà nhưng không để lại di chúc. Nay, một người ở nước ngoài muốn bán nhà đó để chia đều 3 phần nhưng hai người còn lại thì không muốn bán nhà. Theo quy định của pháp luật thì có phải bán nhà để chia không? Nếu khởi kiện thì Tòa án có tuyên phải bán nhà để chia thừa kế không? Tôi xin cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do ông bà bạn chết không để lại di chúc, nên việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

 

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

 

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. 

 

Vì thế, theo quy định của pháp luật, căn nhà của ông bà bạn có thể được bán đi để chia, nhưng cũng có thể phân chia bằng các cách khác (như chia đều nhà; hoặc định giá nhà rồi thỏa thuận xem ai nhận nhà, ai nhận tiền).

 

Khi khởi kiện ra Tòa, Tòa vẫn sẽ khuyến khích các bên tự thỏa thuận theo pháp luật về việc chia nhà, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tuyên bán nhà để chia.

 

>> Giải đáp vướng mắc về chia thừa kế nhà đất, gọi 19006169

 

------------------

Câu hỏi thứ 2 - Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế theo Bộ luật dân sự thế nào?

 

Trả lời: Xin chào luật sư! Xin luật sư tư vấn giùm tôi về vấn đề sau: Gia đình tôi có tranh chấp về thừa kế từ năm 2010 đến nay giải quyết chưa xong. Tính thời hiệu thừa kế còn hay là đã hết áp dụng bộ luật dân sự 2005 hay là bộ luật dân sự 2015, thời điểm phát sinh tranh chấp là 18/10/2010. Nhờ luật sư tư vấn giùm tôi. Tôi thành thật cảm ơn! 

 

Trả lời:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017) thì:

 

"1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

 

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

 

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế".

 

Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017, căn cứ theo quy định tại Điều 688 Bộ luật dân sự 2015 về Điều khoản chuyển tiếp:

 

"1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

 

a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

 

Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;

 

b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;

 

c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;

 

d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

 

2. Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực".

 

Như vậy, kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Phân chia di sản thừa kế là nhà ở. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật Thừa kế trực tuyến để được giải đáp.

 

Trân trọng

P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo