Mạc Thu Trang

Nhờ đứng tên trên hợp đồng vay, ai là người trả nợ ?

Luật sư tư vấn về vấn đề anh A đứng tên trên hợp đồng vay với ngân hàng để mua điện thoại trả góp cho anh B. Tuy nhiên B chỉ trả tiền tháng đầu những tháng sau do A trả, vậy làm cách nào để B trả lại tiền cho A và chuyển nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng cho B?

 

Nội dung tư vấn: Em 23t sống ở tp HCM, em có quen và chơi chung với một người bạn từ nhỏ nhưng vì có xung đột nên không liên lạc trong khoảng 6 năm và bây giờ gặp lại người bạn đó có chuyện khó khăn về tiền bạc nên nhờ em đứng tên mua trả góp điện thoại và hứa mỗi tháng sẽ thanh toán ngân hàng đúng hẹn sẽ không làm phiền em, nhưng chỉ đóng đúng được tháng đầu sang tháng thứ 2 thì ngân hàng liên tục điện thoại phàn nàn em vì thanh toán trễ, em có hỏi người bạn đó thì cũng hẹn với em mai này mốt nọ đến khi quá hạn ngân hàng muốn đến nhà em làm việc, em vì không muốn rắc rối với gia đình nên đã mượn đỡ tiền để đóng nhưng ngân hàng bắt em phải đóng dồn 3 tháng cộng thêm tháng đóng trễ là 4 tháng, sau khi em đóng dồn 4 tháng liên tục thì ngân hàng không làm phiền em nữa nhưng người bạn của em thì không trả em đủ số tiền em đã ứng ra, cứ hứa hẹn mà không thấy tiền đâu, em cũng sợ mỗi tháng bạn em không đóng đúng thì ngân hàng sẽ điện thoại em như mấy tháng trước, xin trung tâm tư vấn giúp em em có thể làm gì để người bạn em trả em đũ số tiền em tạm ứng và em có thể chuyển sự đứng tên của mình qua hẵn cho người bạn em không, em thực sự rất hối hận vì đã quá tin bạn, hiện tại thì em chỉ đóng cho ngân hàng được 5 tháng, em không muốn 7 tháng tới lại bị làm phiền như vậy, xin tư vấn giúp em.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng

 

Theo thông tin cung cấp, hiện tại trong hợp đồng vay tài sản bạn là bên vay nợ với ngân hàng. Do đó, căn cứ theo Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015

 

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

...

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Theo quy định trên thì bạn là người đứng tên trong hợp đồng vay Ngân hàng do đó, bạn phải thực hiện nghĩa vụ phải theo thỏa thuận trong hợp đồng, thanh toán khoản tiền lãi khi đến hạn và tiền gốc đã vay cho ngân hàng, vậy nên việc ngân hàng gặp bạn để đòi nợ là đúng theo quy định dựa trên hợp đồng mà bạn và công ty đã giao kết.

 

Tuy nhiên, khi bạn đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng thì sau đó bạn có quyền yêu cầu bạn mình hoàn trả lại số tiền trên theo thỏa thuận. Trong trường hợp người bạn đó không trả bạn hoàn toàn có thể khởi kiện lên Tòa án để giải quyết hoặc nếu vẫn cố tình không trả thì hành vi của người bạn đó có thể cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Và bạn có thể tố cáo hành vi của người bạn đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền..

 

Thứ hai, để chuyển người đứng tên là bên vay trong hợp đồng vay với ngân hàng sang cho bạn mình thì ba bên là: bạn, ngân hàng và bạn của bạn có thể thỏa thuận về vấn đề này để sửa đổi hợp đồng hoặc kí hợp đồng mới tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !
CV tư vấn: Phạm Huệ - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo