Nguyễn Ngọc Ánh

Người hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết giải quyết như thế nào?

Luật sư tư vấn về trường hợp người được hưởng di thừa kế trong di chúc chết trước thời điểm chia thừa kế thì quyền và nghĩa vụ của người đó được giải quyết như thế nào? Nội dung thừa kế thế vị theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Nếu gặp vấn đề này cần tư vấn, hỗ trợ bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi.

1. Tư vấn về vấn đề thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quyết định của người để lại di sản trước khi chết thể hiện qua di chúc. Các nội dung liên quan đến thừa kế theo di chúc đang được quy định rõ ràng, cụ thể tại Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ về nội dung thừa kế theo di chúc thì đòi hỏi người đọc phải có một nền tảng kiến thức pháp luật nhất định. Đặc biệt là đối với trường hợp liên quan đến thừa kế thế vị? Đây là một trong những nội dung về thừa kế rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi  1900.6169, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Thừa kế theo di chúc ;

+ Thừa kế thế vị ;

+ trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế ;

2. Người hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết giải quyết như thế nào?

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi tư vấn trường hợp người chết để lại di chúc, người được hưởng di thừa kế trong di chúc mà đã chết trước thời điểm chia thừa kế thì quyền và nghĩa vụ của con người được hưởng di sản thừa kế đã chết được quy định như thế nào? cụ thể tôi muốn hỏi 2 vấn đề sau:

Thứ 1: Ông Nội tôi mất để lại tài sản và di chúc chia ra 6 phần cho 6 người con (có cha tôi) Nhưng cha tôi mất thì tôi có được hưởng tài sản đó không? Trường hợp ông nội tôi để lại tài sản là một căn nhà và một miếng đất. Khi bán ra để chia thì có cần tôi phải ký tên không, hay chỉ cần 5 người con còn sống ký.

Thứ 2: Khi cha tôi còn sống có làm biên nhận nợ tiền (chỉ 2 bên viết tay) của cô tôi, số tiền khoảng 100trieu. Tôi chỉ còn lai 2 đứa em, hoàn cảnh khó khăn khi chia tài sản làm 6 thi mỗi người chỉ được 100 triệu. Vì vậy tôi chỉ muốn trả 50tr, nhung cô vẫn cương quyết lấy 100 triệu của phần thừa kế cha tôi. Vậy nếu đưa ra pháp luật thì bên nào là đúng?

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Anh có trình bày, ông nội của anh chết đi để lại di chúc có tên của bố anh. Tuy nhiên anh không cung cấp thời điểm bố của anh mất, thời điểm ông nội của anh mất nên có hai trường hợp:

Trường hợp 1: Bố bạn mất sau thời điểm ông bạn mất

Do bố anh mất không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia pháp luật theo  khoản a điểm 1 điều 650 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Về quyền hưởng thừa kế theo pháp luật, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Như vậy, di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo thứ tự hàng thừa kế, và chia đều cho vợ và các con (bao gồm cả bạn).

Trường hợp 2: Bố bạn mất trước thời điểm ông bạn mất

Lúc này, phần di sản thừa kế bố bạn nhận được từ ông sẽ được thừa kế thế vị cho các con theo điều 652 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”.

Như vậy, bạn và hai người em của bạn sẽ được nhận phần di sản bằng nhau từ di sản được thừa kế cho bố.

Vậy, có thể khẳng định trong mọi trường hợp thì anh đều có quyền đối với khối di sản thừa kế trên. Nếu định đoạt tài sản trên, vẫn phải cần sự đồng ý của anh (và các anh em của anh).

Về nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của người chết để lại như sau:

Điều 615 BLDS 2015 quy định thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”.

Theo đó, những cá nhân được hưởng di sản thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế trong phạm vi di sản thừa kế. Trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được đem ra để thực hiện nghĩa vụ dân sự của người chết, nếu giá trị di sản thừa kế không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì những người hưởng thừa kế không phải chi trả phần còn thiếu này, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Về giấy ghi nợ, viết tay và có xác nhận của các bên cũng là chứng cứ chứng minh bố của bạn có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trên. Vậy, sẽ không có lợi cho anh và gia đình khi vụ án được đưa ra xét  xử, và chắc chắn nợ bao nhiêu sẽ phải thanh toán bấy nhiêu trong phạm vi được thừa kế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp, anh nghi ngờ khoản nợ trên là không có thực, anh có quyền chứng minh, đưa ra căn cứ bằng cách giám định chữ ký và các biện pháp cần thiết khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết giải quyết như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo