Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Người gây tại nạn không bồi thường thiệt hại thì xử lý thế nào

Hỏi: Ngày 27/7/2015 trên quốc lộ 50 từ thành phố Hồ Chí Minh về cầu Ông Thìn thuộc địa phận huyện Bình Chánh. Một thanh niên chạy ngược chiều với em, anh ta đụng phải em nhưng không sao.
Em sau đó được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy.
Được xác định là dập thịt bàn chân, đứt gân ngón 2,3. Sau đó em được chuyển về bệnh viện Tiền Giang để điều trị, em nằm viện được 2 tuần và xuất viện.
Vì có bảo hiểm nên tiền viện phí của em chỉ khoảng 2 triệu nhưng máy tính xách tay của em bị hư. Hiện giờ chân em chưa đi lại được bình thường. Trong thời gian em nằm viện bên B cũng không thăm hỏi.
Công an giao thông huyện Bình Chánh nói ở đây thiệt hại chỉ ở mức dân sự nên 2 bên sẽ tự thỏa thuận. Gia đình em cũng chấp nhận và đòi chi phí là 20 triệu để sửa máy tính và xe cộ.
Bên gây tai nạn nói là không có khả năng chi trả và xin bớt 1 nửa, và gia đình em cũng chấp nhận chờ trong vòng nửa tháng lên công an nhận tiền và lấy xe ra. Nhưng đến ngày thì bên B lại nói là không có. Nói là nhà khó khăn xin lại còn 3 triệu, bên em cũng đã chấp nhận.
Xin luật sư tư vấn giúp em nếu bên B lại không chịu chi trả thì em phải làm sao. Em có thể kiện ra tòa được không và có bị tốn kém không. Em xin cảm ơn.
 
Người gây tại nạn không bồi thường thiệt hại thì xử lý thế nào
Người gây tại nạn không bồi thường thiệt hại thì xử lý thế nào


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện nay người gây tai nạn cho bạn hiện không có khả năng chi trả để thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bạn. Tuy nhiên, vẫn có cơ sở yêu cầu người gây tai nạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại xảy ra theo đúng quy định của Bộ luật dân sự 2005. Căn cứ:

Điều 609 - Bộ luật dân sự 2005. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Nếu như bên gây tai nạn không chịu chi trả khoản bồi thường thiệt hại đối với bạn, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Về mức án phí, do đây là tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại nên mức án phí được quy định như sau:

Mức án phí dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:
 
 - Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạchlà 200.000 đồng
 
- Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
 
Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến
400.000.000 đồng
5% giá trị tài sản có tranh chấp
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến
800.000.000 đồng
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến
4.000.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.
 
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người gây tại nạn không bồi thường thiệt hại thì xử lý thế nào. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh