LS Thanh Hương

Người chết không để lại di chúc chia di sản thừa kế thế nào?

Luật sư tư vấn về vấn đề Người chết không để lại di chúc chia di sản thừa kế thế nào? Nội dung trả lời tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Xin Chào!      Em có việc rất bức xúc nhưng không rành về luật pháp.Rất mong anh, chị vui lòng giải thích hộ em.     Nguyên là cha mẹ em có 4 con gái, khi còn sinh thời cũng tạo được một số của cải có giá trị : Nhà 3 tầng lầu, đất nền , tiền tiết kiệm...     Lúc còn sống Mẹ em nói tài sản này mẹ chia đêu cho 4 con. Nhưng cách đây vài tháng mẹ tôi bị ung thư và qua đời.Lúc mẹ tôi lâm bệnh thì Ông anh rễ thứ 2 dẫn dắt ba tôi đến với ngươi đàn bà khác, sau đó ba tôi bàn với mẹ tôi lập di chúc cho anh rễ thứ 2 căn nhà 3 tầng, mẹ tôi bức xúc không đồng ý bà đề nghị chia đều cho cả 4 con ( và hôm sau do tức đã qua đời)    Hiện nay ba tôi đến ở với người đàn bà đó,tài sản dần cũng mất hết : số vàng mẹ tôi để lại cũng hết, tiền tiết kiệm cũng mất, nay đã bán 1 căn nhà cấp 4 rồi, đến giờtiền lại hết nên Ba tôi đòi làm di chúc cho căn nhà 3 lầu cho Ông anh rễ thứ hai. Còn đấtt đai bán trên 4 tỷ thì ổng nói "quyền của tao , tao muốn cho ai cũng đươc, không có luật nào cả".(Cứ mỗi lần bán, rút tiền thì anh rễ thứ 2 đều mượn một số), Đây là số tài sản cuối cùng còn lại.              Vậy xin hỏi cách  làm của ba tôi vậy có đúng luật thừa kế không?.Làm sao để tôi bào vệ quyền lợi chính đáng của Tôi cùng 2 em? RẤT KHẨN KHOẢN XIN QUÝ ANH CHỊ TƯ VẤN NHIỆT TÌNH GIÚP ĐỠ.    Xin chân thành cám ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia! trường  hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, Về việc bố bạn làm như vậy là không đúng với quy định về thừa kế căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015. Trước hết, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất không thể phân chia vì vậy, về nguyên tắc là phải chia đôi. Sau khi mẹ bạn chết đi thì bạn nên tới cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế, và những người thừa kế cử người quản lý di sản nếu như chưa thực hiện việc chia di sản thừa kế. Trường hợp của mẹ bạn không thể xem là để lại di chúc được vì di chúc miệng được công nhận là trường hợp một người đang bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản căn cứ theo Khoản 1 Điều 629 Bộ Luật dân sự 2015.  Vì bạn không nêu rõ từ thời điểm mẹ bạn mất cho tới bây giờ được bao nhiêu năm nên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu quá thời hạn này thì tài sản sẽ thuộc về người quản lý di sản hiện tại tức là bố của bạn căn cứ theo quy định 

 

Điều 629. Di chúc miệng.

 

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng..."

 

Điều 623. Thời hiệu thừa kế.

 

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó..."

 

Thứ hai, Để bảo vệ quyền lợi của mình và các em thì bạn và các em bạn trước hết nên họp mặt những người thừa kế để thỏa thuận về việc phân chia di sản và phải lập thành văn bản căn cứ tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2015.Nếu không thỏa thuận được thì một trong số những người thừa kế gửi đơn yêu cầu chia di sản thừa kế tới cơ quan có thẩm quyền. Vì mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật và bạn, 2 em của bạn, bố của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được chia đều phần di sản mà mẹ bạn để lại. Bạn phải xác định số di sản của mẹ bạn để lại bao gồm tài sản riêng của mẹ bạn và số tài sản trong khối tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa mẹ bạn và bố bạn là bao nhiêu, bạn có thểm tham khảo quy định sau:

 

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế.

 

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

 

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

 

b) Cách thức phân chia di sản.

 

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

 

Điều 651. Những người thừa kế theo pháp luật.

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;..."

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng!

CV. Mai Nam- Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn