LS Ngọc Anh

Luật sư tư vấn về việc xử lý tài sản thế chấp

Nội dung câu hỏi: Gia đình em ở ĐL, Gia đình có một mảnh đất gồm nhà và vườn nhỏ diện tích 320m2 (trong sổ đỏ). 5 năm trước gia đình có thế chấp vay ngân hàng một khoản tiền do không có điều kiện để trả nên ngân hàng đã đấu giá mảnh đất đó cho anh T. Nhưng sau khi đo đạc lại đất thì mảnh đất lại có diện tích là 408m2. Anh T cho biết là chỉ thầu giùm chị L do chị L nhờ giúp.

 

Nhà em thuộc hộ nghèo nên ba mẹ muốn lấy lại đất thừa để ăn ở là 88m2 dư ra. Nhưng chị L không chịu. Gia đình đã nhờ thôn xã nhưng họ không giải quyết. Theo em biết thì chị L có nhiều hậu thuẫn đằng sau. Trong thế chấp thì chỉ có 320m2 và căn nhà gỗ. Trên thực tế nhà em lại có một căn nhà xây và cũng gần 88m2. Ba mẹ chỉ muốn lấy lại ngôi nhà xây cho em, em hỏi giờ gia đình em phải làm sao ạ và thực hiện thủ tục gì? Xin cảm ơn luật sư.

 

=> Tư vấn quy định pháp luật về tài sản thế chấp, gọi 1900.6169

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

 

Đối với việc xử lý tài sản thế chấp, ngoài việc tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành, thì cần phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật dân sự.

 

Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp:

 

“1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”

 

Như vậy thì việc xử lý tài sản thế chấp thực hiện như sau: tiền bán tài sản thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản thế chấp; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận thế chấp theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên thế chấp; nếu tiền bán còn thiếu thì bên thế chấp phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

 

Sau khi bán đấu giá tài sản, Ngân hàng có trách nhiệm trừ chi phí nợ gốc, lãi, nếu còn thừa tiền thì Ngân hàng phải trả lại cho gia đình bạn tiền thừa.Gia đình bạn có thể yêu cầu Ngân hàng trả lại tiền thừa sau khi bán đấu giá tài sản. Nếu không, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết đúng quyền lợi của mình. Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn chỉ thế chấp đất và căn nhà gỗ nhưng căn nhà còn lại, tuy nhiên nếu không thế chấp mà căn nhà này là căn nhà của bố mẹ bạn thì căn nhà xây này vẫn bị xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2015:

 

“1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Luật sư tư vấn về việc xử lý tài sản thế chấp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV Đặng Dịu – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo