Triệu Lan Thảo

Làm thế nào khi người vay không trả khoản tiền đã vay?

Xin chào luật sư, Năm 2013, em có làm việc cho một công ty về ngành ăn uống. Từ khi em làm ở đây, thì có gặp và quen Cô Bếp (giờ là mẹ chồng của em). Bắt đầu từ tháng 11-2013, mẹ chồng em mựợn của em 1triệu, rồi từ đó cho đến lúc em nghỉ làm thì mựơn hết 30triệu, đó là tiền đi làm hàng tháng của em. Vì mẹ em là ngừơi đề xuất lương cho nhân viên, nên nắm rất rõ về lương của em. Tới ngày là tự ứng bên CTy để lấy tiền, ko qua ý kiến của em.

 

Rồi tháng 8-2014, mẹ chồng em có nhờ em làm giấy tờ vay tiền Ngân Hàng, em cũng vay giúp với số tiền 26tr. Trả cho NH trong 2 năm tổng cộng là 45tr. Mà mẹ chồng em mới trả đựơc có 2 tháng. Nên giờ NH kiện em ra tòa, buộc em phải trả hết số tiền còn lại cho NH.

Khi em vs chồng của em làm đám cứơi xong, mẹ chồng em lấy hết số tiền, vòng vàng 2 bên gia đình cho.. tới lúc em sanh đẻ thì không có tiền, nên phải về quê em nằm ở cữ. 

Rồi mẹ em ra làm ăn riêng thì có nhờ mẹ ruột em 30tr, vì gia đình em cũng ko khá giả lắm, nên phải mựơn tiền lời giùm. Đến nay thì cũng 8 tháng, tiền lời lẫn vốn cũng lên đến 50triệu. Em có nhắc mẹ chồng em gửi tiền ra, mà ko gửi. Giờ em với bên chồng em cũng đang xích mích. Vì số tiền mẹ chồng em lấy mựơn của em và gia đình em gần 200triệu. Nên em có nói là để cho mẹ chồng em thời gian, rồi từ tháng 9-2015 trở đi, em lấy tiền hàng tháng. Em biết là mẹ chồng em ko có khả năng trả hết 1 lần, nên gửi ra bao nhiêu thì em lấy bấy nhiêu, đến khi nào hết thì  thôi. Em cũng có nói, nếu ko gửi ra, thì em sẽ kiện ra toà, vì bản thân em đang nuôi con nhỏ, ko có điều kiện. Có bao nhiêu thì bị mẹ chồng lấy hết.

Luật sư cho em hỏi, ở trừơng hợp của em thì khi em kiện, mức án sẽ như thế nào, và bên mẹ chồng em có hoàn lại số tiền đã mựơn của em không? Em chân thành cảm ơn luật sư!

 

=> Tư vấn quy định về đòi tiền cho vay, gọi 19006169 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:

 

Thứ nhất, việc mẹ chồng bạn mượn tiền của bạn từ tháng 11/2013 được xác định đây là hợp đồng vay tài sản theo quy định Điều 463 Bộ luật dân sự 2015.

 

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”.

 

Theo đó, việc bạn cho mẹ chồng không có lãi và thời hạn trả nợ cụ thể, vì thế bạn có thể đòi nợ bất cứ khi nào nhưng phải báo trước một khoản thời gian hợp lý cho bên vay. Điều  469 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề này như sau:

 

“Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

 

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”.

 

Nếu mẹ chồng vẫn cố tình không trả thì bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án có thẩm quyền để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:

 

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

 

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

 

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

 

Nếu mẹ chồng bạn không trả hoặc không trả đủ thì sẽ bị áp dụng quy định trên. Trong trường hợp Tòa án yêu cầu thực hiện trả khoản vay đó mà mẹ chồng bạn vẫn tiếp tục không thực hiện hoặc không có đủ khả năng trả thì Tòa sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc người này phải trả nợ.

 

Đối với khoản vay giữa người này với mẹ đẻ bạn, thì cũng tương tự như trường hợp nêu trên. Mẹ đẻ bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án nếu người này không trả tiền nợ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cả hai hợp đồng vay nêu trên đều là hợp đồng miệng, nên sẽ rất khó khăn cho việc chứng minh khoản vay này trên thực tế. Nếu như phía bên kia có thiện chí thì vấn đề có thể giải quyết dễ dàng hơn.

 

Thứ hai, đối với khoản nợ của bạn đối với ngân hàng, mà thực chất là do mẹ chồng bạn nhờ vay hộ. Vấn đề này cần phải xem xét, nếu như giữa bạn và mẹ chồng bạn tồn tại một hợp đồng ủy quyền vay ngân hàng, tức là mẹ chồng bạn ủy quyền cho bạn vay ngân hàng, thì khi đó khoản tiền này sẽ do mẹ bạn trả. Hợp đồng này phải có công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, trong phần thông tin bạn cung cấp không đề cập đến hợp đồng ủy quyền này, do vậy bạn sẽ phải gánh khoản nợ này thay cho mẹ chồng bạn. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Làm thế nào khi người vay không trả khoản tiền đã vay?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại 19006169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

C.V. Lương Sen. Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo