Luật sư Đào Quang Vinh

Không nộp phạt có làm bằng lái xe mới được không nếu bị giữ GPLX

Xin chào công ty Luật Minh Gia, nhờ cty tư vấn giúp tôi trường hợp này. Khi lưu thông trên đường quốc lộ ( đoạn đi qua khu công nghiệp, không phải khu đông dân cư), tôi bị bắn tốc độ 52/40km/h. Theo tôi được biết thì đường cao tốc được phép đi trên 50km/h phải vậy không ? Khi lập biên bản công an lại ghi chạy quá tốc độ khu đông dân cư, trường hợp này có đúng k ?
Khi lập biên bản công an lại ghi chạy quá tốc độ khu đông dân cư, trường hợp này có đúng k ? Tôi bị giữ bằng lái xe 1 tuần, rồi phải nộp 750.000 tại kho bạc, nếu bây giờ tôi không đi lấy bằng mà làm bằng mới có được không? Trong quá trình làm bằng mới có khó khăn gì không? nếu tôi không nộp phạt thì có bị truy cứu không?
 
TRẢ LỜI: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Đầu tiên đó là việc bạn hỏi đường cao tốc được phép đi trên 50kn/h phải vậy không? Và việc công an ghi chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư có đúng không?
Tại Điều 9  Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT có quy định như sau:

Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.”
Như vậy, nếu bạn tham gia giao thông trên đường cao tốc thì bạn phải căn cứ vào biển báo hiệu trên đường bạn đi để biết tốc độ tối đa và tối thiểu cho xe máy

Cũng tại Điều 6 của Thông tư này quy định Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư đối với xe máy là tối đa 40km/h. Bạn nói bạn đi qua khu công nghiệp, mặc dù đó không phải là nơi dân cư tập trung sống đông đúc nhưng lại là nơi tập trung nhiều người để làm việc nên rất dễ xảy ra tai nạn nếu bạn đi quá tốc độ. Bởi vậy có thể coi đây là khu vực tập trung đông dân cư.
Hơn nữa, Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ Việt Nam năm 2012, quy định chi tiết từng biển báo hiệu đường bộ. Cụ thể, biển số 420 có hình ngôi nhà, nền biển màu xanh lam, hình vẽ màu trắng, báo hiệu “Bắt đầu vào khu đông dân cư”, là để chỉ dẫn bắt đầu vào phạm vi khu đông dân cư phải đặt biển số 420. Theo đó, biển có tác dụng chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.

Và khi người điều khiển phương tiện lưu thông hết khu đông dân cư sẽ có biển số 421. Biển có tác dụng chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện biết phạm vi hết khu dân cư và được phép chạy tốc độ theo quy định. Biển 421 có nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhưng có thêm vạch chéo đỏ từ phía dưới bên trái lên góc phía trên bên phải.

Như vậy bạn hãy quan sát biển báo  nơi bạn tham gia giao thông để biết được việc xử phạt của csgt chỗ bạn là đúng thật sự không.
  • Tiếp theo là vấn đề bạn hỏi bạn không đi lấy bằng và làm bằng mới có được không.
Như trình bày, bạn đã vi phạm lỗi điều khiển phương tiện chạy vượt qua tốc độ quy định là 52/40km/h (vượt quá 12km/h).
Theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 của Chính phủ:
 
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
 
Như vậy, việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn mức 750.000 đồng là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
Các trường hợp được đổi, cấp lại GPLX như hết hạn sử dụng, không có hồ sơ gốc, bị mất, bị tước giấy phép lái xe do vi phạm luật giao thông...

 Về việc bạn cho rằng, không muốn đóng phạt mà muốn bỏ giấy phép lái xe đó và đi thi lại lấy giấy phép lái xe mới.
 
Có thể thấy, việc tạm giữ bằng lái của bạn mà cảnh sát giao thông thực hiện là nhằm để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
 
Còn việc bạn cho rằng, không muốn đóng phạt mà muốn bỏ giấy phép lái xe đó và thi lại lấy giấy phép lái xe mới, chúng tôi phải khẳng định ngay là không được và nó là hành vi gian dối, vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật.
 
Giải thích rõ hơn về điều này:
 
Sau khi bạn nộp các giấy tờ theo thủ tục cần thiết để xin cấp lại bằng (tạm thời cho là đầy đủ và hợp lệ) bao gồm:
 
- Đơn xin cấp lại, đổi GPLX, giấy chứng nhận sức khỏe (theo mẫu).
 
- Giấy giải trình việc mất (có xác nhận của công an phường), 4 ảnh màu 3 x 4.
 
- Bộ hồ sơ sát hạch cấp GPLX cũ.
 
- Lệ phí
 
Khi đã hoàn thành các thủ tục Đối với GPLX đang trực tiếp quản lý: 01 tháng, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đối với GPLX không trực tiếp quản lý: 01 tháng và 25 ngày làm vệc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan chức năng ở đây là Sở GTVT sẽ tiến hành trả kết quả.
 
Trong khoảng thời gian được quy định ở trên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra lại tính xác thực của bằng lái, xác minh dữ liệu liên quan.
 
Nếu phát hiện giấy phép lái xe cũ của bạn đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ để xử lý vi phạm giao thông mà bạn cố tình khai báo mất hoặc sử dụng hồ sơ lái xe giả, có hành vi cố tình gian dối khác… thì sẽ ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc”.
 
Và ở một số trường hợp, ngoài thu giấy phép lái xe vĩnh viễn thì còn có thể cấm thi lại.
 
Vì thế, trong trường hợp này,  tôi khuyên bạn nên nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ. Khi bạn vi phạm và bị xử phạt thì nên nghiêm chỉnh chấp hành, nộp phạt đầy đủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Không nộp phạt có làm bằng lái xe mới được không nếu bị giữ GPLX. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

!
CV. Phan Thị Uyên -  Công Ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo