Nông Bá Khu

Giải quyết về chia tài sản chung khi góp vốn kinh doanh

Nhờ luật sư tư vấn về trường hợp Chia tài sản chung khi góp vốn kinh doanh như sau: Chú ruột em có hùng vốn làm ăn với 1 người cháu bên vợ mở quán nhậu. Mỗi người là 45 triệu tổng vốn là 90 triệu. Trong lúc hoạt động thì có sinh ra 1 số nợ xấu là tiền do lấy thức ăn, nước uống về bán nhưng ế ẩm khoảng 40 triệu nên người cháu bên vợ đó thấy nản nên đòi rút vốn ra làm chuyện khác.

 

Vậy cho em hỏi có phải khi rút vốn ra thì tổng vốn là 90 triệu đem trừ cho số nợ chung là 40 triệu còn 50 triệu và số tiền còn lại chia đều mỗi bên là 25 triệu. Em tính như vậy liệu có đúng chưa ạ?

Khi mở quán, đất và mặt bằng đều do ba của em là người anh thứ 2 của chú em cho mượn để làm ăn. Mà khi buôn bán ế ẩm, người cháu vợ của chú em sinh ra bực bội nóng nảy rồi cằng nhằng và 2 bên có xảy ra mâu thuẫn nhỏ là cự cãi nhau. Gia đình bên vợ của người cháu vợ đã ra quán quậy quạn đập đồ. Và bây giờ quán đã ngừng kinh doanh và người cháu vợ cứ ở khăng khăng không chịu đi đòi phải trả cho y là 70 triệu coi như là vốn cộng với tiền công của y thì y mới đi. V cho em hỏi giờ phải giải quyết như thế nào để người cháu vợ đó đi một cách hợp tình hợp lý nhất. Em chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Về cách chia tiền sau khi làm ăn thua lỗ


Theo như bạn nói thì đây là việc hai bên thỏa thuận làm ăn kinh doanh với nhau. Nếu việc thỏa thuận được lập thành hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ thực hiện theo đồng đó, tức là nếu trong hợp đồng thảo thuận rằng hai bên sẽ nhận lãi và chịu lỗ ngang nhau thì khi đó số tiền làm ăn thua lỗ sẽ chia đôi theo cách tính của bạn.

 

Trong trường hợp không có hợp đồng, bởi vì hai người hùn vốn với tỉ lệ 50:50 nên chia theo nguyên tắc mỗi người một nửa, nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.


Phương án giải quyết


Trong trường hợp gia đình bạn chỉ muốn để cho người kia đi thì bạn có thể nói chuyện với phía bên gia đình kia về việc yêu cầu của họ là không đúng theo quy định pháp luật . Hơn nữa, việc bên kia đập phá quán là trái pháp luật, nên bạn có thể yêu cầu bồi thường.

 

Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017  quy định:

 

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”


Sau khi đã tự hòa giải mà vẫn không thành thì bạn có thể trình bày sự việc với cơ quan công an nơi bạn ở về việc phía bên kia có hành vi đập phá quán của nhà bạn và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nơi bạn ở giải quyết theo quy định pháp luật. Tùy theo tính chất của việc đập phá thì hành vi của người này có thể cấu thành tội hủy hoại tài sản của người khác hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại tài sản của người khác (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

 

Về việc chú bạn mượn đất để kinh doanh nhưng hiện nay đã chấm dứt việc kinh doanh và chú bạn đã trả lại đất thì bố bạn có quyền yêu cầu phía bên kia trả lại đất và nhà để mình tiếp tục sử dụng. Nếu đã yêu cầu mà bên kia không trả lại tàsản thì bạn có thể yêu cầu cơ qua công an can thiệp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Giải quyết về chia tài sản chung khi góp vốn kinh doanh.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
 Cv. Vũ Hà - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo