Luật sư Việt Dũng

Đến kỳ trả nợ mà chưa có khả năng trả thì giải quyết thế nào

Luật sư tư vấn về trường hợp vay tiền đến kỳ hạn trả nợ nhưng chưa có đủ khả năng để trả, chủ nợ có hành vi phá rối. Nội dung tư vấn như sau:

Khoảng 1 năm trước em có vay bên B 50 triệu đồng .lãi suất 2 tháng đầu tính ra năm là 460%.e đóng 2 tháng.sau bên b giảm lãi suất còn 190%  .em có đóng lãi gần 40-triệu rồi. Em không đủ khả năng trả với bên B kêu khi nào có rồi trả đc 5 tháng bên B đòi em.em xin mẹ cắm sổ đỏ e chỉ trả 50 triệu tiền gốc.tổng e trả nó gần 90tr nhưng giấy nợ em k lấy về.nhưng tờ giấy đó k có giá trị pháp lý.1 tháng sau nó bắt e viết lại giấy nợ 70 triệu .em không viết nó thuê giang hồ bắt em viết.em bỏ nhà đi 1 thời gian nó lại đăng tin trêm facebook chửi em đe dọa phá em do em bán hàng trên mạng facebook làm mất uy tín e.rồi em gặp nó viết cho nó tờ giấy nợ đầy đủ rồi ký.nó mới để e yên ổn.đến hạn e k có khả năng trả nó thuê giang hồ tìm e.e bỏ trốn.nó vô nhà e hù đòi giết em của e.xong nó hù đòi giết bà ngoại e.công an phải lên nhà cái nó ngưng 1 thời gian.hôm qua nó lại thuê 1 người giả ngươi đưa thư vô nhà e đưa em tờ giấy tòa án .bắt ba e phải ký.ba e k ký người đưa thư lây tờ giấy lại .hẹn 1tuần phải liên hệ giải quyết với nó .không người đưa thư lên nhà e nữa..công việc e sinh viên mới ra trường làm 1tháng chỉ đươc 3triệu .nó cứ thuê người gọi đt hù dọa phá e.đăng facebook chửi e .nhà nó rất nhiều tiền đút lót bên công an rất mạnh.em mong luật sư tư vấn em.cảm ơn luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với vụ việc của bạn chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, giao dịch dân sự giữa bạn và bên B là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Do xác định rõ ràng là giao dịch dân sự nên bạn là bên vay sẽ có nghĩa vụ sau:

 

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

 

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

 

Theo đó việc bạn vay B tài sản là tiền hoàn toàn xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên tuy nhiên về lãi suất cho vay của bên B đang là quá cao so với quy định về lãi suất của nhà nước.  Theo quy định tại điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì mặc dù tôn trọng sự thỏa thận của các bên nhưng giới hạn của mức lãi suất là không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

 

Điều 468. Lãi suất

 

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

 

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

 

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

 

Như vậy vì là quan hệ dân sự dựa trên sự thỏa thuận của các bên nên trước hết bạn đàm phán, thỏa thuận lại với người chủ nợ về lãi suất và thời gian trả nợ hoặc  bạn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi người cho vay tức bên B đang cứ trú, yêu cầu tuyên phần lãi suất cho vay là vô hiệu. Khi đó chỉ áp dụng lãi suất theo quy định của pháp luật từ đó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho bạn khi thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ này.

 

Thứ hai, với trường hợp bên B có cử những người đòi nợ thuê đến nhà bạn đòi tiền đe dọa giết bạn cũng như hành vi quấy rối trên facebook  làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn đã vi phạm những quy định về quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật bảo vệ. Theo đó hành vi phá rối trên facebook làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh và hành vi đến nhà chửi rủa xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn cũng gia đình bạn có thể bị xử lý hành chính hoặc nếu đủ cấu thành hình sự có thể vị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo điều 121 , hay Tội đe dọa giết người theo điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009. Lúc này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình bạn có thể lên trình báo tại cơ quan công an nơi người có hành vi đe dọa, quấy rối bạn hoặc nếu có chứng cứ khẳng định chính người cho vay thực hiện hành vi đó thì có thể tố giác tại cơ quan công an hay Viện kiểm sát  nơi chủ nợ đang cư trú để họ điều tra xác minh xử lý vụ việc. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Tuyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo