Trần Phương Hà

Tiêu chí đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất

Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mỗi công dân khi đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đáp ứng đầy đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này, do đó nếu bạn muốn tư vấn cụ thể về trường hợp của mình có đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không thì bạn có thể liên hệ với Luật sư để được giải đáp.

1. Luật sư tư vấn về nghĩa vụ quân sự

Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành nêu rõ 04 điều kiện thực hiện nghĩa vụ bao gồm: về tuổi đời, tiêu chuẩn đạo đức, chính trị, tiêu chuẩn sức khỏe và tiêu chuẩn học vấn. Khi đáp ứng các điều kiện trên thì công dân đủ điều tham gia nghĩa vụ quân sự với thời gian phục vụ tại ngũ là 24 tháng.

Hầu như các trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự liên quan đến tiêu chuẩn về sức khỏe, đặc biệt là các trường hợp bị các tật về mắt như cận thị, viễn thị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp là khác nhau, nếu bạn muốn tư vấn cụ thể về trường hợp của mình bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Minh Gia để được tư giải đáp.

>> Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.6169

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về tiêu chí, điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự

Câu hỏi:

Thưa luật sư cho em được hỏi , hiện tại em 22 tuổi được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự , năm 19 tuổi đã gọi đi khám nhưng ko đạt yêu cầu và ko bị gọi đi nghĩa vụ quân sự do chiều cao 1m55 , năm 22 tuổi em đang làm công ty nhưng vừa nộp đơn xin nghĩ về ôn thi liên thông thì phường gọi khám nghĩa vụ , vậy thưa luật sư thì khám nghĩa vụ quân sự thì có tiêu chí nào về chiều cao để đi nghĩa vụ quân sự không a, và điều kiện khám tuyển thế nà

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia tư vấn. Công ty trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Để tuyển quân nhập ngũ thì có 4 tiêu chí. Đó là: tuổi đời; tiêu chuẩn đạo đức, chính trị; tiêu chuẩn sức khỏe và tiêu chuẩn học vấn theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 148/2018/TT-BQP:

1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.”

Chỉ khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn tuyển quân thì bạn mới được gọi nhập ngũ.

Quy định về phân loại sức khỏe theo chiều cao bạn có thể tham khảo tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP:

LOẠI
SỨC KHỎE

NAM

NỮ

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

Vòng ngực (cm)

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

1

³ 163

³ 51

³ 81

³ 154

³ 48

2

160 - 162

47 - 50

78 - 80

152 - 153

44 - 47

3

157 - 159

43 - 46

75 - 77

150 - 151

42 - 43

4

155 - 156

41 - 42

73 - 74

148 - 149

40 - 41

5

153 - 154

40

71 - 72

147

38 - 39

6

£  152

£  39

£  70

£  146

£  37

Nếu hiện tại bạn cao 157cm trở lên thì sẽ đủ điều kiện về chiều cao để tham gia, tuy nhiên đây chỉ là một tiêu chí về sức khỏe bạn cần xem xét kết luận của hội đồng giám định sức khỏe, nếu sức khỏe bạn thuộc loại 1, 2, 3 thì sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Trường hợp nếu chưa đủ điều kiện thì bạn sẽ thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015).

>> Tư vấn quy định về Tiêu chí nhập ngũ, gọi 1900.6169

---------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về việc đổi tên

E chào luật sư! Chuyện là lúc nhỏ bố mẹ e có đặt tên cho e và đứa e và nguời chị theo thứ tự tên là T 2, T Ba và T Tư. E còn 1 Người chị lớn và đứa em trai út thì có tên đầy đủ ( T X và T Y).Và Tên e là T 3, tên này e cảm thấy rất tự ti và nó xấu, rất khó để giao tiếp.Em đã tìm hiểu về luật đổi tên nhưng lý do tên xấu không đc bên luật chấp thuận. Vậy tình huống của e thì nên lấy lý do gì ạ. E muốn hỏi thêm là nếu mình muốn lấy lý do trùng tên gia phả có đc không,và cần những gì để làm dc.Với lại hôn nhân của bố mẹ e có chút vấn đề. Bố e lấy thêm vợ và mẹ e đã ly thân hơn 10năm. Trong hộ khẩu vẫn có tên bố,mẹ, nhưng có ghi thêm tên của dì kế nữa.Và e ở tỉnh nhỏ thì cần đến huyện hay xã để đổi tên. Em năm nay 24tuổi. Cám ơn Luật sư. Mong hồi âm

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 28. Quyền thay đổi tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định."

Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì được quyền đổi tên. Tuy nhiên, từng trường hợp thì sẽ phải chứng minh được những lý do đó.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo