Hoàng Thị Nhàn

Công chứng hợp đồng mua bán đất sau khi bên bán đã chết, có vi phạm?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Vậy, hoạt động công chứng của công chứng viên cần đáp ứng những điều kiện nào? Nếu có vi pham trong hoạt động công chứng thì xử lý như thế nào?

Để có câu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại 1900.6169 hoặc tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Số 218 đường Hoàng Ngân (Dãy sau), Trung Hòa, Cầu Giấy, TP Hà Nội, Công ty Luật TNHH Minh Gia với đội ngũ luật sư, luật gia chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công chứng sẽ cung cấp cho bạn bạn cách thức giải quyết tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bạn. Nếu bạn có các văn bản liên quan đến các vấn đề này và muốn chúng tôi kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của văn bản thì bạn có thể gửi đến hòm thư của chúng tôi  lienhe@luatminhgia.vn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về công chứng hợp đồng mua bán đất sau khi bên bán đã chết, có vi phạm pháp luật không để có thêm hiểu biết về các quy định pháp luật về công chứng. 

Câu hỏi: Tôi xin VP luật sư giải đáp giúp tôi với nội dung như sau ạ:Trường hợp Công chứng viên của văn phòng công chứng: viết Lời chứng của công chứng viên và  ký chứng nhận " Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng"   vào ngày 12/7/2018 trong khi người có tên trong hợp đồng chuyến nhượng ( Bên chuyển nhượng ) đã mất ngay 02/7/2018. Vậy VP công chứng đó đúng hay sai và VP công chứng đó có phải chịu trách nhiệm gì không ạ. Kính mong VP luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật công chứng:

"Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng

1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên".

Như vậy, về nguyên tắc thì khi công chứng hợp đồng, giao dịch thì công chứng viên phải chứng kiến việc người yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng. Trong trường hợp của bạn, tại thời điểm công chứng hợp đồng thì người yêu cầu công chứng đã chết. Do đó, rõ ràng công chứng viên đã không chứng kiến được người yêu cầu ký tên vào văn bản công chứng. Tức đã vi phạm quy định tại Điều 48 Luật chông chứng.

Về trách nhiệm của công chứng viên và văn phòng công chứng trong việc công chứng vi phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 71 và Điều 72 Luật công chứng:

Điều 71. Xử lý vi phạm đối với công chứng viên

Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 72. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, công chứng viên có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu TNHS; Công chứng viên và văn phòng công chứng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 38 Luật công chứng về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng:

Điều 38. Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng

1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn công ty luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo