Trần Phương Hà

Có được phép không nâng bậc lương thường xuyên cho viên chức vì lý do hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị

Luạt sư tư vấn về điều kiện nâng bâc lương thường xuyên, Xếp ngạch của viên chức. Nội dung tư vấn như sau

 

Kính gửi Công ty Luật Minh Gia! Tôi tốt nghiệp đại học, bắt đầu làm việc và đóng bảo hiểm trong công ty nhà nước từ 01/01/1992 đến 31/12/2013. Tháng 9/2009, tôi thi nâng ngạch và được xếp ngạch chuyên viên chính, bậc 3, hệ số 4,66, thời điểm tính nâng lương lần sau kể từ tháng 9/2009. Từ 9/2009 đến 31/12/2013 tôi vẫn tiếp tục công tác tại công ty nhà nước này song không được nâng bậc lương thường xuyên do hiệu quả kinh doanh của đơn vị chứ không phải vì bị kỷ luật gì. Ngày 01/01/2014, tôi chuyển vào đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị mới xếp cho tôi ngạch chuyên viên chính A2.1, bậc 2, hệ số lương 4,74, thời điểm tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/01/2014. Vậy, việc xếp ngạch, bậc, hệ số lương của đơn vị mới đã đúng hay chưa. Khoảng thời gian từ 9/2009 đến 12/2013 tôi không được nâng bậc lương thì xử lý như thế nào.

 

Trả lời : Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công tư luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Việc nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ  trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau "Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau: 



1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh: 



a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên: 



- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương; 



- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương; 



- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. 

....

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên: 



Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên: 



a) Đối với cán bộ, công chức: 



- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; 



- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

 

b) Đối với viên chức và người lao động: 



- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; 



- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chứ"

 

Vì vậy việc đơn vị lấy lý do hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị là sai, anh có quyền khiếu nại với đơn vị của anh

 

Thời hạn để xét nâng bậc lương đối với ngạch chuyên viên chính được xác định theo Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau ''b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.'

 

Căn cứ vào quy định trên bạn có thể xác định được bậc lương của mình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn : Phương Hà. - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh