Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cho vay nợ có thế chấp tài sản nhưng không đăng ký xử lý thế nào?

Câu hỏi: Thưa luật sư! Tôi có cho ông A vay một khoản tiền là 45 triệu đồng có thế chấp tài sản nhưng không đăng ký thế chấp với lãi suất là 10% một tháng và ông A có thế chấp cho tôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông sau khoảng thời gian ông A lấy lý do thưa kiện tranh chấp đất đai nên có mượn lại sổ đỏ nhà đất của ông và có để lại sổ đỏ của người cháu ông A và hứa một tuần sau sẽ giao lại sổ đỏ của ông để lấy lại sổ đỏ của cháu ông A.

Nhưng đến nay là 3 năm nhưng ông A vẫn chưa giao lại tài sản thế chấp của ông A cho tôi và không đóng lãi 3 năm nay. Vậy xin hỏi luật sư có thể kiện ông A được không? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn cụ thể như sau:

 

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

 

" Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

 

Về hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

 

“ 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

 

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

 

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

 

Như vậy giữa bạn và người đó có hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên người đó lại không trả tiền cho bạn là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Vì vậy bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để đòi lại tiền.

 

Trong trường hợp này, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay tiền hoàn trả lại toàn bộ tiền gốc và tiền lãi. Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu bên vay phải trả lãi lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy định tại các Điều 189, Điều 190 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chúng tôi tóm tắt thủ tục khởi kiện như sau:

 

 Hồ sơ khởi kiện gồm:


 +  Đơn khởi kiện (theo mẫu)


 +  Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác (nếu có);

 

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp; gửi bưu điện hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử quan cổng thông tin điện tử của Tòa án ( nếu có ) đến Tòa án cấp huyện nơi người đó cư trú để được giải quyết.

 

Kèm theo đơn là các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo