Trần Diềm Quỳnh

Chia tài sản thừa kế là mảnh đất không có sổ đỏ

Mẹ chồng em gái tôi có để lại căn nhà. Nhưng chồng em gái chết. Giờ em tôi bị dọa không được ở căn nhà đó. Vật Luật sư gợi ý cho tôi hướng giải quyết?

 

Xin chào luật minh gia ! Xin cho tôi hỏi mẹ chồng của em gái tôi mất và có để lai một căn nhà, miếng đất để làm nhà là do con gái của mẹ chồng em gái tôi bán lại nhung chưa sang tên cho mẹ chồng em gái tôi chỉ nói bằng miệng với nhau thôi. đất cũng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đang là đất nông nghiệp mẹ chồng em gái tôi và vợ chồng em gái tôi bỏ tiền xây dựng nhà và ở ổn định hơn 15 năm nay. mẹ chồng em gái tôi có hai người con là chồng em gái tôi và chị của chồng em gái tôi (là người bán đất miếng đất cho mẹ  chồng em gái tôi) vợ chồng em gái tôi ở và chăm sóc me chồng, còn chị chồng ở riêng. Nhưng chồng của em gái tôi mất cách đây 5 năm nhưng em gái tôi vẫn ở với mẹ chồng và chăm sóc mẹ chồng, và bà cũng đã đột ngột mất cách đây một năm và em gái tôi vẫn ở nhà này và trông nom nhà cửa và thờ người đã mất. Vì mất đột ngột nên ko để lại di chúc. vậy cho tôi hỏi khi phân chia tài sản thì em gái tôi có được hưởng một phần tài sản này không ? Vợ chồng em gái tôi có một đứa con duoc 7 tuổi và chị của chồng em gái tôi nói nếu em tôi đi bước nữa thì chị sẽ lấy lại căn nhà đó vậy chị chồng làm như vậy đúng hay sai. Vì nếu chị lấy lại nhà thì hai mẹ con em gái tôi ko biết ở đâu. Vậy xin cong ty tư vấn cách giải quyết như thế nào cho hợp lí ạ. Xin chân thành cám ơn. Rất mong hồi đáp. 

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin cung cấp, cách đây 15 năm các bên có thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy, căn cứ vào pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó. Điều 691 Bộ luật dân sự 1999 quy định:


"Hình thức chuyển quyền sử dụng đất

 

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai được thực hiện thông qua hợp đồng.

 

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

 

Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 738 đến Điều 744 của Bộ luật này và pháp luật về đất đai"

 

Ở thời điểm cách đây hơn 15 năm, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa mẹ chồng em gái bạn và người chị chồng em gái bạn chỉ dưới hình thức bằng miệng. Mà hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản, có công chứng chứng thực của Ủy ban  nhân dân cấp có thẩm quyền mới được coi là hợp pháp. Vì vậy, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa người mẹ chồng với chị chồng đã bị vô hiệu. Mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của chị chồng. Do đó, khi mẹ chồng em gái bạn mất đi, tài sản là mảnh đất đó không thể được coi là tài sản để chia thừa kế.

 

Nhưng mẹ chồng em gái bạn với em gái bạn đã cùng xây nhà và ở lâu dài trên mảnh đất đó. Trước hết cần phải có việc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền (UBND xã ) là mẹ chồng em gái bạn với em gái bạn cùng xây căn nhà này. Hiện giờ người mẹ chồng đã mất và không có di chúc . Giá trị căn nhà chia làm 2 phần. Một phần giá trị căn nhà  thuộc về người mẹ chồng còn một phần còn lại  về người con dâu.

 

Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

 

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

 

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

b) Di chúc không hợp pháp;

 

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

..."

Như vậy, người mẹ chồng chết mà không để lại di chúc.Trường hợp này phần ngôi nhà của người mẹ chồng chia thừa kế theo pháp luật.

 

Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật như sau:

 

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

 

Do bạn không cung cấp chi tiết, nhưng phần đất của người mẹ chồng có thể chia thừa kế theo pháp luật như sau: Hàng thừa kế thứ nhất cho chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ gồm người chị chồng và chồng của em gái bạn và con nuôi. Nếu người hưởng di sản thừa kế ở  hàng thừa kế thứ nhất đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối quyền hưởng di sản thì chuyển đến hàng thừa kế sau. Với nguyên tắc, những người trong cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau. 

 

Tuy nhiên, nếu giữa người con dâu với chị chồng thỏa thuận được với nhau là chị chồng cho cả mảnh đất cho mẹ chồng và không có tranh chấp gì thêm. Thì Tòa án sẽ tôn trọng thỏa thuận này. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Hoàng Thủy  - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo