Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phải làm gì?

Bên mình là salon tóc của Hàn Quốc, có đăng ký bản quyền thương hiệu với Bộ KHCN, gần đây bên mình phát hiện có một salon khác cũng sử dụng thương hiệu của bên mình để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tóc. Bên mình định khởi kiện bên đó vậy bên mình cần chuển bị những gì? Xin cảm ơn.

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Luật sở hữu trí tuệ, bên chị đã thực hiện đăng ký bản quyền thương hiệu với Bộ Khoa học công nghệ, thuộc đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Khi có đủ chứng cứ xác thực về việc bên kia xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chị, thì chị cần có yêu cầu trực tiếp đối với bên vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm đó bằng việc gửi Công văn, làm căn cứ để xác định hành vi cố ý vi phạm và có cơ sở để trình lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm:

Căn cứ:

Nghị định 99/2013/NĐ-CP:

 Điều 15. Thẩm quyền xử phạt

1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

2. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.

3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường trong nước;

b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước. Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.

4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

5. Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị định này.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính
.

 Sau khi bên chị có yêu cầu, mà bên kia không chấm dứt hành vi vi phạm này, chị có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết xử lý hành vi vi phạm của bên đó tới UBND cấp huyện, cấp tỉnh dưới hình thức đơn tố cáo, để họ tiến hành xác minh, tiến hành thủ tục xử lý trong phạm vi thẩm quyền.

Chị cũng có quyền gửi đơn tố cáo về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên đó đến Sở Khoa học công nghệ để được Thanh tra, xem xét và ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm của bên đó.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, phải làm gì? . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


C.V Hoàng Ngàn. Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn