LS Vy Huyền

Bị đánh cắp mã số thuế thu nhập cá nhân, phải làm sao?

Trong khi làm kê khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan, tôi phát hiện được có một đơn vị khác đã sử dụng mã số thuế của tôi để kê khai những khoản thu nhập khá lớn...Việc kê khai khống này này đã gây ra rất nhiều rắc rối cho tôi trong các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập, rất mong được Luật Sư tư vấn và chỉ cho tôi cách để có thể chấm dứt được tình trạng này.

 

Xin chào Luật Sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có câu hỏi mong được Luật Sư tư vấn và giải đáp:

Trong khi làm kê khai thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan, tôi phát hiện được có một đơn vị khác đã sử dụng mã số thuế của tôi để kê khai những khoản thu nhập khá lớn, tôi đã gửi thư đến chi cục thuế quản lí đơn vị này để thông báo về tình trạng này nhưng không được trả lời, và tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn. Do đơn vị này ở xa Hà Nội nên tôi không có điều kiện đến tận nơi để giải quyết được. Việc kê khai khống này này đã gây ra rất nhiều rắc rối cho tôi trong các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập, rất mong được Luật Sư tư vấn và chỉ cho tôi cách để có thể chấm dứt được tình trạng này.

Xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Với trường hợp của bạn, Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại Điều 71, thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, khởi kiện:

 

1. Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau của cơ quan thuế:

a) Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế;

b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;

c) Quyết định hoàn thuế;

d) Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;

đ) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

e) Kết luận thanh tra thuế;

g) Quyết định giải quyết khiếu nại;

h) Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Các văn bản của cơ quan thuế được ban hành dưới hình thức công văn, thông báo... nhưng chứa đựng nội dung quyết định của cơ quan thuế áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế cũng được coi là quyết định hành chính của cơ quan thuế.

2. Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Hành vi hành chính được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động.

3. Cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại tố cáo.

 

Thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến thuế được quy định chi tiết tại Điều 72, Thông tư 156/2013/TT-BTC:

 

1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:

a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

b) Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền:

b.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

b.2) Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.

c) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền:

c.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

c.2) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.

d) Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:

d.1) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình; của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

d.2) Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại.

2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thuế nào thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.

b) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.

c) Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.

 

Căn cứ theo những quy định trên, bạn có thể tiến hành việc khiếu nại bằng cách gửi đơn khiếu nại trực tiếp lên Chi cục thuế quản lí đơn vị đang sử dụng mã số thuế của bạn, tố cáo về hành vi của đơn vị đó, để Chi cục thuế quản lí đơn vị trên có thể kịp thời xử lí tình trạng này. Nếu đơn khiếu nại của bạn không được trả lời thì bạn có thể tiếp tục gửi đơn lên cấp Cục thuế để yêu cầu giải quyết trường hợp của bạn.

 

Chúc bạn sớm giải quyết được tình trạng trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Hoàng Chung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo