Hoàng Thị Kim Lý

Ai có quyền thu, tạm giữ chứng minh nhân dân?

Hai ngày trước em gái tôi có xảy ra va chạm giao thông với 1 bé gái con của ông A (người đang tạm giữ CMND của em tôi), mặc dù chưa có sự giải quyết của cơ quan chức năng hay cảnh sát giao thông nào về vấn đề tai nạn, nhưng ông A đã ép buộc em gái tôi viết cam kết và giữ luôn CMND + thẻ sinh viên của em gái tôi,mà không được sự đồng ý của em gái tôi.

 

Chào Luật sư...Tôi có trường hợp về quyền tạm giữ chứng minh nhân dân (tạm viết tắt là CMND) của người khác muốn hỏi ý kiến luật sư..Hai ngày trước em gái tôi (em gái tôi chưa có giấy phép láy xe) có xảy ra va chạm giao thông với 1 bé gái con của ông A (người đang tạm giữ CMND của em của tôi), mặc dù chưa biết va chạm vậy là đúng hay sai...mặc dù chưa có sự giải quyết của cơ quan chức năng hay cảnh sát giao thông nào về vấn đề tai nạn, nhưng ông A đã ép buộc em gái tôi viết cam kết và giữ luôn CMND + thẻ sinh viên của em gái tôi ,mà không được sự đồng ý của em gái tôi làm ảnh hưởng đến việc học tập của em gái tôi tại trường...Người liên quan trong vụ tai nạn là con của ông A nhưng ông A lại ngang nhiên giải quyết và có hành động ép buộc giữ CMND của người khác như vậy thì là đúng hay sai ạ..? Mới hôm nay lại gửi tin nhắn như thế này không biết là có cấu thành hành vi quy hiếp không ạ...? Rất mong nhận được phản hồi sớm nhất từ Luật sư vì em gái tôi đang rất hoang mang và sợ...Xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, ai có quyền thu, tạm giữ CMND?

 

Căn cứ Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân:

 

"Điều 10. Thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

 

...

2- Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau :

 

a) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;

 

b) Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

 

Công dân được nhận lại Chứng minh nhân dân khi chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính; hết thời hạn tạm giam, chấp hành xong án phạt tù; chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

 

Điều 11. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân

 

1- Cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân có thẩm quyền thu hồi chứng minh nhân dân nói tại điểm a, b khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

 

2- Những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

 

3- Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có thẩm quyền tạm giữ Chứng minh nhân dân của những công dân nói tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này."

 

Như vậy, người có thẩm quyền thuộc về cơ quan nhà nước. Trường hợp của bạn, ông A không có quyền ép buộc em gái bạn viết giấy cam kết và thậm chí không có quyền hạn gì giữ CMND của em bạn. Đây là hành vi vi phạm quy định pháp luật.

 

Thứ hai, hành vi uy hiếp người khác

 

Trong trường hợp của bạn, hành vi ép buộc và uy hiếp em gái bạn của ông A chưa cấu thành tội phạm để chịu trách nhiệm hình sự. Ở tình huống này, bạn có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền theo Luật Tố cáo về việc ông A tạm giữ CMND của em bạn trái với quy định pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga  - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo