Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thứ tự ưu tiên thanh toán di sản thừa kế theo quy định pháp luật

Luật sư giải đáp thắc mắc về thứ tự ưu tiên khi giải quyết phân chia thừa kế, vấn đề chia di sản thừa kế và người thừa kế theo quy định của pháp luật và thủ tục liên quan, cụ thể như sau:

1. Thanh toán di sản thừa kế theo quy định pháp luật theo thứ tự ưu tiên nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có 3 người chị và 1 người anh ruột, ông bà nội tôi thì đã mất. Nay 1 người chị của cha tôi (tôi gọi bằng cô 5) vừa mất vì bệnh ung thư, cô năm cũng không có chồng con.

Khi ngã bệnh cô có nhờ cha mẹ tôi chăm sóc, và có nói ai chăm sóc cô thì sau này sẽ ở 1 trong 2 căn nhà của cô để thờ cúng ông bà nội và cô, giờ cô mất nhưng không ai tìm được giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, đất đai hay di chúc của cô, cha mẹ tôi thì vẫn ở nhà cô thờ cúng chờ xã tang cô đến hết 100 ngày, giờ qua 100 ngày, anh chị của cha tôi muốn chia tài sản của cô tôi gồm 2 căn nhà. Vậy cha tôi có thể làm gì nếu muốn giữ lại 1 căn nhà hay quyền lợi gì cho mình?

Xin nói thêm cha tôi là con út trong gia đình vẫn chưa có nhà cửa trong khi anh chị của cha tôi đều khá và đã có nhà cửa.

>> Tư vấn quy định về phân chia thừa kế, gọi: 1900.6169

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc phân chia di sản thừa kế:

Do khi chết cô bạn không để lại di chúc (thỏa thuận miệng không được coi là di chúc vì không được lập thành văn bản và không có người làm chứng) nên di sản của cô sẽ được chia theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Do cô không còn những người thừa kế hàng thứ nhất nên di sản thừa kế của cô sẽ được những người hàng thừa kế thứ 2 thừa hưởng là ông, bà, anh, chị, em ruột của người để lại di sản thừa kế bao gồm có bố mẹ bạn và những người anh em còn lại.

Thứ hai, về thứ tự ưu tiên thanh toán di sản thừa kế

Theo quy định tại điều 658 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.”

Theo đó, khoản tiền mà bố mẹ bạn đã bỏ ra để nuôi dưỡng cô bạn (người để lại di sản thừa kế) không phải là khoản chi phí được ưu tiên thanh toán được quy định cụ thể theo quy định trên. Tuy nhiên, nếu tranh chấp được giải quyết tại Tòa án thì khoản tiền này cũng có thể được xem xét để hoàn trả lại cho gia đình bạn 1 phần và khi đó khoản tiền này được coi là chi phí khác quy định tại khoản 10 điều 658 quy định trên.

 >> Tư vấn thắc mắc về thứ tự phân chia di sản thừa kế, gọi: 1900.6169

2. Chia di sản thừa kế và người thừa kế theo quy định của pháp luật thế nào?

Nội dung câu hỏi: Trường hợp của gia đình tôi một việc như sau. Bố tôi lấy 3 vợ Vợ cả không có con. Bố tôi lấy vợ 2 không có đang ký kết hôn, vì bà cả vẫn còn sống. Thân sinh ra được 5 người con (3 trai 2 gái). Nhưng năm 1980 bà vợ 2 chết,và bố tôi lấy mẹ tôi là vợ 3 thân sinh ra 1 mình tôi, năm tôi 14 tuổi bà vợ cả chết thì bố tôi đang ký kết hôn với mẹ tôi, năm 2006 bố tôi chết k để lại di trúc cho ai thừa hưởng thửa đất nhà ở + đất thổ viên, thửa đất đc cấp năm 2002. Bố tôi đã chết nhưng sổ đỏ vẫn mang tên ông. Gia đình tôi muốn vay mượn ngân hàng không vay được vì sổ đỏ vẫn mang tên ông không sang tên được. Tôi đã nhiều lần đặt vấn đề chia thửa đất mà bố tôi để lại như trên, nhưng 5 người con của bà 2 không nghe.

Vậy tôi muốn hỏi trường hợp của nhà tôi như vậy thì tôi có thể làm đơn gửi các cấp can thiệp chia thửa đất đó ra không và mẹ tôi có đc thừa hưởng cùng hay không, nhờ cty luật minh gia tư vấn giúp gia đình tôi. Trân trọng!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau :

Thứ nhất, mẹ bạn có được hưởng di sản thừa kế từ bố bạn để lại hay không?

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thứ tự người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;..."

Khi bố bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo quy định của pháp luật. Xác định theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn bao gồm 5 người con vợ hai, bạn và người vợ đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp với bố bạn. Mẹ và bố bạn đã đăng ký kết hôn như vậy mẹ bạn được xác định là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản thừa kế từ bố bạn để lại trừ trường hợp không được hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thứ hai, có thể làm thế nào để chia phần đất là di sản thừa kế của bố bạn?

Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

“5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.”

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

"1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015  quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Bố bạn mất năm 2006 nhưng di sản thừa kế chưa chia và những người thừa kế khác không thống nhất được việc chia di sản thừa kế, Theo quy định tại Điều 26, Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 tranh chấp về thừa kế mà di sản để lại là bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân huyện nơi có di sản.

Vậy bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện nơi có đất để yêu cầu phân chia di sản thừa kế mà bố bạn để lại.

Trên đây là nội dung tư vấn về Thứ tự ưu tiên thanh toán di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ Luật  Minh Gia để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo