LS Nguyễn Phương Lan

Hoãn thi hành án để chữa bệnh có được đề nghị đặc xá không?

Luật sư tư vấn về triường hợp phạm tội tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy bị kết án 30 tháng mà đã chấp hành được 24 tháng nhưng được hoãn thi hành án để chữa bệnh trong vòng 5 năm thì hiện tại có được đề nghị xét đặc xá không? Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn : Chào luật sư, cho tôi hỏi tôi có con trai phạm tội tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy bị kết án 30 tháng tù, đã chấp hành được 24 tháng sau đó vì nhiễm HIV và bệnh hiểm nghèo nên được hoãn thi hành án để chữa bệnh đến nay đã đươc 5 năm. Gia đình tôi xin hỏi vậy cháu có được vào diện xin đặc xá 2015 này không? nếu có thủ tục cần làm là gì? Trong trường hợp cháu không nằm trong diện đặc xá thì có thể xin miễn thi hành án phần còn lại được hay không? và các thủ tục xin miễn tiếp tục thi hành án phải làm gì? Rất mong Quý Luật sư tư vấn.
Xin trân trọng cám ơn!

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Thứ nhất, về vấn đề hưởng đặc xá thì theo hướng dẫn 91/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện quyết định số 1366/2015/QĐ-CTN ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2015 quy định:

"1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (gọi là phạm nhân) được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành án phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau:

…- Phạm nhân bị phạt tù từ ba năm trở xuống phải có ít nhất 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt;

- Thời gian tiếp theo được tính từ ngày 26 tháng 5 năm 2015 đến ngày họp của Hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện….

c) Phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác, trừ những phạm nhân không bị kết án tù về các tội phạm về tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên ốm đau hoặc người đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân người đó và gia đình không còn khả năng thực hiện.

Phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội mà trong bản án, quyết định của Tòa án giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác cho bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp thì phải có đầy đủ tài liệu chứng minh bố, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đã thực hiện xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự mới được xem xét, đề nghị đặc xá…

2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất là một phần tư thời gian và người bị kết án phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đã chấp hành ít nhất là mười hai năm, nếu có đủ các điều kiện khác quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Mục II này, thì được xét, đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

…g) Là người đang bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng…."

Như vậy, với trường hợp của anh ấy thì mặc dù đã đủ điều kiện về bệnh hiểm nghèo và nhiễm HIV,  chấp hành đủ số năm phạt tù nhưng lại không đủ điều kiện về 6 tháng đầu năm 2015 được xếp loại khá trở lên vì anh ấy đang hoãn thi hành án cho nên sẽ không được đề nghị đặc xá.

Thứ hai, về việc miễn thi hành án hình sự thì anh ấy phải đáp ứng điều kiện được quy định trong Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:

"1. Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

2. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

3. Đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt."

Cho nên, nếu như anh ấy đủ điều kiện để miễn chấp hành hình phạt tù như trên thì có thể làm đơn gửi Viện kiểm sát để Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét đề nghị lên Toà án nhân dân để xem xét ra quyết định miễn chấp hành hình phạt. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169