Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện thế nào?

Tranh chấp đất đai là vấn đề xảy ra thường xuyên và phức tạp, vụ việc được giải quyết với thủ tục đầu tiên là hòa giải. Tuy nhiên việc hòa giải tranh chấp về đất đai như thế nào, quy định về trình tự thủ tục ra sao thì mỗi bên tranh chấp cần nắm rõ để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Nếu không có thời gian tìm hiểu về thủ tục và quy định giải quyết tranh chấp đất đai, bạn có thể hỏi luật sư riêng của mình hoặc liên hệ với chúng tôi, mọi vấn đề của bạn về pháp luật Đất đai sẽ được luật sư của chúng tôi tư vấn tận tình và trách nhiệm.

1. Quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai

Câu hỏi:

Dạ em chào Luật sư ạ Sự việc là Em có thuê lại 1 mặt bằng để kinh doanh cafe Mộc Miên ở kiệt  hiện tại phía trong kiệt gồm có 2 nhà là quán em và nhà bà kim Bà Kim đã được đền bù giải tỏa đi rồi nhưng hiện nay bà Kim bỏ bàn ghế lấn 1/2 Kiệt để buôn bán cafe trước cổng Cafe Mộc Miên gây mất trật tự, và có bán hàng ở vỉa hè trước ngay cổng cafe mộc Miên Em có gửi đơn kiến nghi lên UBND Phường để giải quyết thì sau khi gặp gỡ Phường giai quyết là sẽ cấm bà Kim buôn bán cafe o trong kiệt vì vi phạm quy định cửa phường Nhưng sau 10 ngày rồi UBND Phường vẫn không giải quyết hay có thông báo gì cho em cả, vậy cho em hỏi Luật sư là em nên làm thế nào để tình hình kinh doanh em ổn hơn, và chấm dứt nhanh chuyện buôn bán ở kiệt Em cám ơn nhiều ạ

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 202 Luật đất đia 2013 quy định:

"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

..."

Theo đó, khi các bên tranh chấp không thỏa thuận được thì sẽ thông qua UBND cấp xã để tiến hành hòa giải tranh chấp này.

---

2. Đã tặng cho quyền sử dụng đất cho người khác có quyền đòi lại hay không?

Câu hỏi:

Xin chào công ty luật Minh Gia,Tôi muốn xin tư vấn về luật Nhà Đất.Trường hợp của tôi thế này:    Bà ngoại tôi có một mảnh đất. Năm 2014, bà tôi có cho cô quyền sử dụng đất và xây nhà trên mảnh đất này. Nhưng hiện nay do cô tôi quá bất hiêu với bà nên muốn trả tiền xây nhà và đuổi cô đi không cho sử dụng mảnh đất này nữa, Tôi muốn hỏi bà tôi có quyền làm thế không?. Và nếu không được thì khi bán mảnh đất, tài sản được phân chia như thế nào, về "đất" và "căn nhà".Tôi xin cám ơn ạ.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thông tin cung cấp không đề cập đến việc bà bạn cho cô bạn quyền sử dụng đất theo hình thức nào (tặng cho hay cho mượn để sử dụng)? Việc cho này có lập thành văn bản có công chứng/chứng thực hay không? Và hiện tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của ai? Công trình nhà ở xây dựng có thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng hay không?

Có thể tư vấn ngắn gọn như sau: Nếu cô bạn đã được đứng tên trên GCNQSDĐ sau khi được bà cho thì bà bạn sẽ không có quyền đòi lại. Vì tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.

---

3. Tranh chấp chia di sản thừa kế

Câu hỏi:

Xin chào luật sưLuật sư cho e hỏi chuyện như thế này:- ông nội em có 5 người con 3 trai và 2 gái. Nhưng ông sống với bố emCác bác đều có nhà và hộ khẩu nơi khác.Nhưng nay bác thứ 2 (anh trai bố em) về đòi chia đất.- quyền sử dụng mảnh đất mà ông nội để lại đã đc mang tên bố em từ năm 1991Vậy em xin hỏi bác em về đòi chia đất như thế có hợp pháp ko ạ. Và bác còn dọa mang ra tòaMong luật sư tư vấnGia đình em rất hoang mang không biết làm sao

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin cung cấp thì hiện nay bác bạn đang có tranh chấp về việc đòi chia đất của ông bạn để lại hiện tại bố bạn đang sử dụng và đứng tên trên GCNQSDĐ từ năm 1991. Như vậy, được xác định là tranh chấp chia thừa kế giữa những người thừa kế.

Do vậy, trước hết phải xem xét bác bạn yêu cầu chia đất như vậy căn cứ vào đâu và có những chứng cứ gì để yêu cầu chia. Và bố bạn cũng có quyền chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các giấy tờ tặng cho, di chúc,…

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo