Hình phạt đối với người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS
Theo tôi được biết em tôi có trên 2 tình tiết giảm nhẹ là: bồi thường thiệt hại không gây hậu quả nghiêm trọng, gia đình khó khăn có vợ làm nghề tự do và có 2 con nhỏ, tự ra đầu thú. Theo luật sư tư vấn thì em tôi sẽ bị xử theo khung hình phạt nào?
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn luật sư tư vấn như sau:
Thứ nhất về trường hợp em bạn đã được xóa án tích thì theo quy định tại điều 63 BLHS thì :
"Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận"
Do đó, em bạn coi như chưa phạm tội.
Khi phạm vào tội mới thì em bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, điều 136 về tội cướp giật tài sản và hình phạt tù trong trường hợp này là từ 3-10 năm.Theo như nội dung đề nghị tư vấn của bạn, thì có thể em của bạn có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau:
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Và không có tình tiết tăng nặng là "tái phạm" vì em của bạn đã được xóa án tích. Do nội dung câu hỏi không đề cập rõ là em bạn có tình tiết tăng nặng nào hay không nên trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng nào khác thì theo quy định tại điều 47 BLHS:
"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án".
Vì vậy, trong trường hợp của em bạn thì Tòa án sẽ xem xét và có thể đưa ra 1 mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tại khoản 2 điều 136 BLHS và nằm trong khung liền kề - đó là khung hình phạt theo quy định tại khoản 1 điều 136 BLHS:
"Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm".
Theo đó, hình phạt của em bạn trong trường hợp này có thể là từ 1-3 năm.
-----------------
Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về hành vi gây rối trật tự công cộng và xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Chuyện là mấy ngày hôm nay trong xóm em có người nhậu say xỉn và cứ qua nhà em gây chuyện mặc dù nhà em không làm gì ông ta cả. Hôm qua ổng còn chỉ thằng mặt mẹ em chửi và chọi dép vào mẹ em trong khi mẹ em vừa đi làm về và không làm gì đụng đến ông ta. Đã vậy mẹ em còn xin lỗi ông ta nhưng ổng vẫn chửi bới. Không biết em có thể làm gì ạ. Phải liên hệ với cơ quan chức năng nào để được giải quyết ạ. Mong luật sư giúp em !
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Cách thức xử lý với trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Gia đình có quyền tới cơ quan công an xã, phường trình báo sự việc và yêu cầu xử lý trường hợp này. Đối với hành vi, cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt từ 100.000 - 300.000 đồng.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất