Hiếp dâm người chưa đủ 18 tuổi bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Luật sư tư vấn quy định về tội hiệp dâm
Tội hiếp dâm được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực hành vi hình sự cố ý dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Tội hiếp dâm là tội phạm xâm phạm quyền nhân thân của con người, đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự; không chỉ làm tổn hại về sức khoẻ mà còn gây thiệt hại nặng nề về mặt tinh thần cho người bị hại. Vì lẽ đó, Bộ luật hình sự đã có quy định thành một chương riêng biệt với các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.
Trường hợp bạn gặp vướng mắc liên quan đến tội hiếp dâm nói riêng và các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Hiếp dâm người chưa đủ 18 tuổi bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi trường hợp về tội HD như sau: Cô Q chưa đủ 18 tuổi và bị xâm hại về tình dục tập thể (2 đối tượng gây ra). Phía cơ quan điều tra đã bắt tạm giam 2 đối tượng nhưng đến nay quá 6 tháng mà tòa vẫn chưa xử.
Gia đình bên kia đã đến gặp và muốn bồi thường 20 triệu, nhưng mức bồi thường này là không thỏa đáng với gia đình cô Q. Tôi xin hỏi cô Q được pháp luật bảo vệ quyền lợi như thế nào. Và mức bồi thường được hưởng xứng đáng như thế nào. Mong luật sư giải đáp giúp gia đình cô Q!
Hiếp dâm và quy định về hình phạt đối với tội hiếp dâm (ảnh minh họa)
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, Q chưa đủ 18 tuổi do đó nếu Q thuộc trường hợp từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì hai đối tượng trên sẽ bị xử lý về tội hiếp dâm theo quy định tại ĐIều 141 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). ĐIều 141 quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
…
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
…”
Vì em gái bạn chưa đủ 18 tuổi đồng thời có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội do đó, sẽ xem xét xử phạt họ với mức hình phạt từ 7 năm đến 15 năm.
Tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phân loại tội phạm như sau:
“3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;”
Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn điều tra như sau:
“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
…
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
…”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn điều tra đối với tội phạm rất nghiêm trọng là không quá 04 tháng, hết thời hạn này cơ quan điều tra có thể đề nghị viện kiểm sát gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Do đó thời hạn điều tra trong trường hợp này tối đa là 12 tháng. Nếu sau 12 tháng mà cơ quan điều tra vẫn chưa ra quyết định khởi tố bị can ra trước tòa thì gia đình Q có thể gửi đơn khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra yêu cầu xem xét khởi tố bị can đòi lại quyền lợi hợp pháp cho em gái bạn.
Việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại trong trường hợp này được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, gia đình cô Q có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để xem xét mức bồi thường phù hợp.
---
3. Mức bồi thường thiệt hại khi có hành vi cố ý gây thương tích
Câu hỏi:
Chào luật sư. Em có thắc mắc muốn hỏi ạ.ba em và chú gần nhà nhậu chung với nhau sau đó hai người cãi vã trông lúc xô đẩy chú đó bị gãy tay(em chỉ đoán vậy thôi, tại chú không có đưa giấy tờ bệnh viện ra là bị gì hết ạ) phải băng bột ,bên nhà em có đưa cho 5 triệu. Khoảng 10 ngày sau tay chú đó bị đau lại mà không chiu lên gặp bác sĩ trước đó mà đi thẳng lên tuyến trên, về cũng không đưa giấy tờ ra.vợ chú đó nói là hết 20 mấy triệu kêu bên em phải bồi thường nhưng nhà em không chịu.gia đình chú đó viết đơn kiện lên xã rồi huyện mà nhà em không chịu đưa tiền rồi huyện trả đơn kiện về.vợ chú nói là xin dám định thương tật 12% rồi sẽ kiện lên tỉnh vậy luật sư cho em hỏi là ba em có ở tù không ạ .
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Trách nhiệm hình sự và dân sự khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
Bên cạnh đó, căn cứ theo điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trong trường hợp này nếu như kết luận giám định tỷ lệ thương tật trên 11% thì bố có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, nếu như gia đình có thể thỏa thuận về mức bồi thường để rút đơn thì có thể bố không bị truy cứu vì đây là loại tội bị truy cứu theo yêu cầu của người bị hại. Nếu bên gia đình phía bên kia yêu cầu mức quá cao thì anh/chị có thể căn cứ vào nội dung yêu cầu bồi thường nêu trên và có thể yêu cầu bên kia xuất trình hóa đơn chứng từ chữa trị để có căn cứ bồi thường phù hợp.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất