Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm sau khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?
Mạng xã hội (Facebook, zalo...) là một trong những công cụ được các đối tượng thường xuyên sử dụng để bôi nhọ danh dự, uy tín của người khác. Những hình ảnh không đẹp luôn được chia sẻ công khai với những lời lẽ dung tục. Vậy, cần xử lý thế nào để xử lý hành vi này ? Mức xử phạt và các vấn đề liên quan. Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:
Nội dung câu hỏi: Em ly dị chồng dc 1 tháng, con em sinh 12/2015 , sau li hôn e được quyền nuôi con, ck em lấy lí do muốn mang con về quê ăn tết nên doạ nạt bắt em phải đồng ý, nếu ko thì sẽ doạ nạt bôi nhọ danh dự nhà em về chuyện không có cháu về quê nội, em có tin nhắn ck e gửi về nội dung doạ nạt, vậy khi ck em bôi nhọ danh dự trên mxh thì e có thể kiện vì tội bôi nhọ nhân phẩm người khác và hạn chế quyền thăm con ko? Em cám ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp chồng bạn đang có hành vi dọa nạt bôi nhọ danh dự nhân phẩm gia đình bạn. Vì vậy khi chồng bạn bôi nhọ danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội thì theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/ 11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó hành vi “g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luât hình sự 2015 về tội làm nhục người khác.
"Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.''
Theo đó, đối chiếu với thông tin cung cấp thì có thể xác định nếu chồng bạn có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của gia đình bạn trên mạng xã hội thì bạn có quyền làm đơn gửi cơ quan công an nơi đối tượng đang cư trú hoặc bạn có thể đem tất cả những bằng chứng, những thông tin mà bạn có được đến cơ quan công an yêu cầu họ điều tra về hành vi phạm tội này. Cơ quan điều tra sẽ có nghĩa vụ xác minh làm rõ để giải quyết và căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi gây ra mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoăc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Còn đối với trường họp bạn muốn kiện đòi hạn chế quyền thăm con thì theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, ngay cả người đang trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, có những trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp này bao gồm:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Trân trọng.
P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất