Tàng trữ ma túy bị xử lý thế nào?
Công an không lập biên bản và không có ai chứng kiến khám xét nhà, khi khám xét công an đóng chặt cửa ở trong nhà không cho gia đình tôi vào nhà. Sau đó công an đưa bố tôi lên UBND xã và bảo số thuốc phiện đó là của bố tôi bố tôi không đồng ý và đã đưa bố tôi xuống công an huyên gian. Vậy gia đình tôi là nông dân nghèo, mù chữ không hiểu biết gì về pháp luật cho nên xin hỏi luật sư như vậy có hợp pháp không và bố tôi có bị tội không và trách nhiệm thế nào mong luật sư tư vấn. xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:
“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
>> Tư vấn quy định về tàng trữ trái phép chất ma túy, gọi: 1900.6169
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này …”
Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân như sau:
“Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.
Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.”
Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử như sau:
“1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.”
Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Thẩm quyền ra lệnh khám xét như sau:
“1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án …”
Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:
“1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
...
3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
..."
Vậy, trường hợp việc khám xét chỗ ở không được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục nêu trên: việc khám xét không có lệnh; việc khám xét không có đầy đủ những người tham gia, không lập biên bản ghi nhận lại sự kiện… thì có cơ sở để nghi ngờ toàn bộ số ma túy được cơ quan này thu thập. Để đảm bảo quyền và lợi ích của bố, trường hợp bố không biết chữ thì có quyền khiếu nại trực tiếp; hoặc anh có quyền khiếu nại hành vi hành chính của phía cơ quan trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo quy định pháp luật của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 như sau:
Điều 199* BLHS 1999 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy:
“1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm”.
Tuy nhiên, khi được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Điều 199 đã bị bãi bỏ, tức người sử dụng trái phép chất ma túy không bị truy cứu TNHS. Đối với hành vi trên, bố của bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ - CP.
Trường hợp một người vừa sử dụng trái phép chất ma túy, vừa tàng trữ thì người này bị truy cứu TNHS đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 194 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 khi có đủ dấu hiệu CTTP.
Điều 194 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:
"1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
...
H) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
..."
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành, tại điểm 3.6 khoản 3 Mục II:
“3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
…”.
Điều 66 BLTTHS 2003 quy định về đánh giá chứng cứ:
“1. Mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án”.
Theo như trình bày, khi phát hiện bố của bạn sử dụng trái phép chất ma túy thì công an có thực hiện thêm việc khám xét chỗ ở. Tuy nhiên, để đảm bảo chứng cứ phải được người tiến hành tố tụng thu thập một cách khách quan, toàn diện, phản ánh sự thật của vụ việc; hơn nữa, nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì việc khám chỗ ở phải đảm bảo theo đúng các quy định tại Điều 140, 141 và 143 BLTTHS 2003.
Vậy, trường hợp việc khám xét chỗ ở không được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục nêu trên: việc khám xét không có lệnh; việc khám xét không có đầy đủ những người tham gia, không lập biên bản ghi nhận lại sự kiện,.....thì có cơ sở để nghi ngờ toàn bộ số ma túy được cơ quan này thu thập.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của bố, trường hợp bố không biết chữ thì có quyền khiếu nại trực tiếp; hoặc anh có quyền khiếu nại hành vi hành chính của phía cơ quan trên.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất