Phạm Diệu

Hành vi phòng vệ chính đáng gây ra thương tích thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Pháp luật hình sự hiện hành đã hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề phòng vệ chính đáng, là cơ sở pháp lý để giải quyết các trường hợp về phòng vệ chính đáng. Thực tế, phòng vệ chính đáng là vấn đề được nhiều người quan tâm và thực tiễn trong quá trình giải quyết các vụ án về phòng vệ chính đáng còn có nhiều ý kiến khác nhau, do đó trong mỗi trường hợp cụ thể Tòa án sẽ có các quyết định khác nhau.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng là trường hợp phòng vệ chính đáng, trường hợp nếu hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó, nếu bạn và người thân của bạn gặp phải vấn đế trên thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn có thể gửi câu hỏi tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn dưới đây để được hỗ trợ kịp thời.

2. Xử lý trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Thưa luật sư em có một vấn đề: Chẳng là vài hôm trước có 1 vụ là nhân viên bên quán lẩu bên cạnh uống bia rượu say từ 6h đến 11h đêm anh ta uống say không biết 1 cái gì tự dưng đi sang cầm chai thủy tinh ném vào chủ quán bên cạnh và vào đánh cả nhân viên bên đó? Cậu nhóc đó năm nay 19 tuổi nhưng đã thôi học từ đầu năm lớp 8 cậu ấy bị đánh chảy máu đầu, xong cậu ấy tức giận cầm 2 con dao ra khua khua nhưng không phải là dơ tay hẳn ra mà là rụt tay lại vì vẫn còn sợ. Rồi người uống say kia vẫn nghĩ đến định đập cậu ấy 1 phát vào đầu nữa rồi bản năng cậu ấy dơ con dao lên đỡ thì anh ta bị rách tay nghe nói là bong gân đi nối gân hết 40 triệu và cậu ấy bị phía bên kia gọi người đánh đe dọa nộp 100 triệu. Thưa luật sư trong trường hợp này cậu ấy có bị đi tù không ạ? Cảm ơn luật sư!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để có thể xác định được hành vi của người nhân viên quán bên cạnh (anh A) có được coi là cần thiết và phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại của nhân viên quán lẩu (anh B) bên cạnh hay không. Việc xác định này phải căn cứ vào các kết quả của cơ quan điều tra thông qua việc xác minh tại hiện trường, lấy lời khai, kết quả giám định tỉ lệ thương tật để xem xét mức độ thương tật của người mà bị thương tích. 

Khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả mọi mặt, nếu xét thấy hành vi chống trả của anh A là cần thiết và phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại của anh B người bị gây thương tích thì đó là hành vi phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật hình sự 2015. Khi đó, anh A sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Nếu xét thấy hành vi gây thương tích của anh A là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Tuy nhiên, nếu sau khi xem xét tất cả các yếu tố trên, nếu xét thấy hành vi chống trả của anh A không được coi là cần thiết và không được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng thì hành vi của anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

…”.

Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.” .

Với trường hợp của anh A, do anh A gây thương tích cho người khác, do đó anh A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh B theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015 tương ứng với mức độ lỗi của anh A. Nếu người đó cũng gây thương tích cho anh A thì theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015 anh A có thể yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Ngoài ra, dựa vào lỗi của hai bên thì hai bên có thể thỏa thuận một mức bồi thường hợp lý, trường hợp không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169