Đinh Thị Minh Nguyệt

Đe dọa đánh, hành hung người khác bị xử lý thế nào?

Tội phạm là gì? Hành vi nào được coi là tội phạm và bị xử lý hình sự? Mức hình phạt với từng tội phạm quy định như thế nào? Trường hợp có hành vi đe doạ đánh người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Luật Minh Gia tư vấn những vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về hành vi đe doạ hành hung người khác

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định pháp luật phải bị xử lý hình sự. Theo đó, Bộ luật hình sự đã ban hành những quy định cụ thể mức hình phạt với các tội phạm, tiêu biểu là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, tội phạm về ma tuý,…

Trong trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến yếu tố cấu thành tội phạm, mức hình phạt với từng tội phạm hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực hình sự thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Hành vi đe doạ đánh người có thể bị xử lý theo quy định pháp luật không?

Câu hỏi:

Dear công ty Luật Minh Gia. mình có 1 ông anh nghiện ngập, ko lo làm ăn, dạo gần đây có hiện tượng phá nhà cửa. Vốn em với người đó có hiềm khích từ trước nên e có can ra thì người này có hành vi đe dọa ra đường cho người đánh em và vợ em. Mặc dù em thì đủ sức để đánh lại đó nhưng em với vợ em thì không làm cùng công ty nên em củng không thể nào bảo vệ vợ em được. _ Thì không biết là ngoài hành vi dùng bạo lực để đàn áp người này ra, thì không biết có thể dùng pháp luật để trừng trị được không ạ, mong công ty tư vấn cho em cách để người này sợ và không tiếp tục trình trạng quậy nhà cửa cũng như đe dọa vợ chồng em.Em trân trọng và cám ơn ạ.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được trả lời yêu cầu của bạn như sau:

Trường hợp 1: Hành vi nhắn tin đe dọa giết người.

Theo Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội đe dọa giết người như sau:

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Thông tin đe dọa giết người có thể chuyển đến nạn nhân bằng bất kỳ hình thức nào như bằng lời nói trực tiếp, qua thư, điện thoại, băng hành động…

Sự lo sợ được coi là căn cứ khi cách thức và nội dung đe dọa thể hiện rõ ý định giết người đồng thời làm cho nạn nhân hiểu rằng chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, động cơ để thực hiện hành vi đó

Trường hợp 2: Hành vi nhắn tin không mang tính chất đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận được tin nhắn phải thực hiện những yêu cầu của họ thì hành vi này không phạm tội hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số, vô tuyến điện:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

...

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm;

i) Ngăn chặn trái phép việc truyền tải, truy nhập, tìm kiếm dữ liệu, thông tin hợp pháp trên môi trường mạng;

k) Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được chủ sở hữu thông tin đó yêu cầu;

l) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

m) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Và trong những trường hợp bị đe dọa như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như bảo đảm sự an toàn cho chính mình; người bị hại có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”

Căn cứ vào tin báo, tố giác tội phạm của bạn, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Theo đó, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người có hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra công an quận/huyện có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 4 Điều 97 Nghị định 174/2013/NĐ-CP:

“Điều 97. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

....

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền không vượt quá 40.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bưu chính mức phạt tiền không vượt quá 16.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

....”

Vậy, để có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời, bạn cần phải xem xét hành vi thu thập các thông tin về thân nhân của nạn nhân cũng như hành vi đe dọa của người đe dọa đối với nạn nhân nhằm mục đích gì thì mới xác định được cụ thể trường hợp này có cấu thành tội phạm hình sự hay không?

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169