Lò Thị Loan

Hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn về hành vi đánh nhau gây đến thương tích cho người khác thì bị xử lý như thế nào. Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung câu hỏi tư vấn: Vào tối ngày 19/8/2018 vừa rồi em cháu có đi học với bạn về, trên đường về có ba thanh niên chặn xe e cháu lại. Sợ quá em cháu lên ga chạy thì ba thanh niên trên đuổi theo. Sau đó em cháu về nhà có nói lại cho gia đình, ba cháu nghe vậy thì mới đi xe máy xún chổ em cháu kể thì gặp ba thanh niên trên đang ngồi. Ba cháu dừng xe lại hỏi “ mấy con ngồi đây có thấy ai chặn xe của con gái chú không” thì bất ngờ một thanh niên trong nhóm đứng dậy đấm thẳng vào người ba cháu rồi bỏ chạy. Bị đánh bất ngờ ba cháu có đuổi theo thanh niên kia và hai bên sẩy ra xô xát. Trong lúc xô xát ba cháu có đánh thanh niên kia bị thương. Sau đó công an phường có mời lên làm việc, và giờ thanh niên kia mún đi giám định vết thương và kiện ba cháu. Lực sư cho cháu hỏi với trường hợp như vậy ba cháu sẽ phải chị sữ lý như thế nào. Và gia đình cháu có thể viết đơn tố cáo thanh niên kia về hành vi chặn xe em cháu và đánh ba trước ko? Kính mong lực sư giải thích thắc mắc của cháu. Cháu xin cảm ơn và chúc lực sư sức khoẻ! 

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự đối với hành vi xô xát gây thương tích cho người khác.

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì bởi hành vi gây thương tích cho người khác nên hiện nay ba bạn có nên công an phường làm việc. Theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

 

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

 

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

 

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

 

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

 

h) Có tổ chức;

 

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

 

m) Có tính chất côn đồ;

 

n) Tái phạm nguy hiểm;

 

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

 

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

 

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

 

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

 

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

 

a) Làm chết 02 người trở lên;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

 

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

 

Do bạn không cung cấp đủ thông tin nên chúng tôi chia trường hợp như sau: 

 

Trường hợp thứ nhất, nếu người thanh niên bị tỷ lệ thương tật trên 11% thì hành vi đánh người của ba bạn đã đủ căn cứ cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định trên. Tùy theo tỷ lệ thương tật của người thanh niên thì ba bạn sẽ phải chịu trách nhiện hình sự với mức phạt tương đương. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân chỉ dừng lại ở khoản 1 điều này ( từ 11% đến 30%) thì hành vi của ba bạn chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Vì vậy, trong trường hợp này các bạn nên đến thỏa thuận, thương lượng với người bị hại, nếu như bên bị hại không yêu cầu khởi tố thì ba bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

 

Trường hợp thứ hai, nếu người thanh niên bị tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng ba bạn thực hiện hành vi đánh người bằng hung khí nguy hiểm thì ba bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Hung khí nguy hiểm theo quy định trên có thể hiểu là phương tiện, công cụ phạm tội như búa định, dao, gậy cứng, thanh sắt,....

 

Trường hợp thứ ba, nếu tỷ lệ thương tật của người thanh niên dưới 11% và ba bạn không dùng hung khí nguy hiểm đánh nạn nhân thì hành vi của ba bạn chưa đủ căn cứ truy cứu tránh nhiệm hình sự. Tuy nhiên, với hành vi này thì ba bạn sẽ xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng. 

 

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

"...

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đối với một trong những hành vi sau đây:

 

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;"

 

Do đó, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm do hành vi cố ý gây thương tích của ba bạn với người thanh niên kia và tỷ lệ thương tật của người đó thì ba bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tương đương. Đồng thời theo Điều 32 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính theo quy định tại Điều 134 nêu trên, ba bạn có thể phải chịu hình phạt bổ sung như phạt tiền, quản chế,…

 

Tuy nhiên Bộ luật hình sự cũng có quy định nếu có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 51 BLHS thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khu hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

 

Thứ hai, về việc tố cáo hành vi chặn xe và đánh người gây rối trật tự công cộng.

 

Theo thông tin bạn cung cấp, có một nhóm người chặn đường trêu chọc em gái bạn và thực hiện hành vi gây rối, theo đó, căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 thì nhóm người này có thể phải chị trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

 

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:

 

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

 

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

 

d) Xúi giục người khác gây rối;

 

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

 

e) Tái phạm nguy hiểm.”
 

Do đó, để bảo vệ quyền lợi thì gia đình bạn có thể báo cho công an phường về hành vi của nhóm thanh niên trên yêu cầu bên phía công an giải quyết.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.


CV tư vấn: Nguyễn Thị Phương - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169