LS Vy Huyền

Hai bên trao đổi tài sản là căn nhà, một bên chết bên kia có phải trả tiền chênh lệch không?

Luật sư tư vấn về hợp đồng trao đổi tài sản, trao đổi căn nhà và đền bù giá chênh lệch giữa hai bên. Một bên chết có phải trả lại số tiền đền bù chênh lệch khi hai bên trao đổi tài sản là căn nhà. Giải quyết vấn đề này như thế nào? Liệu có kiện đòi lại được số tiền chênh lệch khi trao đổi tài sản là căn nhà khi bố mất hay không?

 

Nội dung tư vấn: Chào luật sư,Tôi có 1 vấn đề mong luật sư tư vấn giúp ạ. Tôi xin trình bày vấn đề như sau:Tháng 3/2015, bố tôi có ký hợp đồng trao đổi nhà với  L.Ông L sẽ sở hữu nhà của bố tôi và bố tôi sở hữu nhà L và L phải trả thêm 150 triệu đồng cho bố tôi. Nhưng sau đó L không có tiền và chỉ trả từng khoảng nhỏ (500 ngàn, 1 triệu, 2 triệu,... ).  Năm 2017, bố tôi qua đời, nhưng số tiền ông L vẫn còn nợ là 70 triệu đồng. Sau khi bố tôi mất, tôi có đến nhà L để lấy tiền nhưng L nhất quyết không trả. Xin luật sư cho tôi biết:Tôi có quyền lấy lại được tiền của bố mình không? Nếu L không trả thì tôi có thể kiện ra tòa để giải quyết không?Mong luật sư có thể trả lời mail sớm. Tôi chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 455 về Hợp đồng trao đổi tài sản của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

 

1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

 

2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.

 

3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 372 về Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

 

Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

 

1. Nghĩa vụ được hoàn thành;

 

2. Theo thỏa thuận của các bên;

 

3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

 

4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;

 

5. Nghĩa vụ được bù trừ;

.....

8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

 

9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

 

Đối với trường hợp này của bạn, việc bố bạn chết không là căn cứ chất dứt nghĩa vụ của hợp đồng trao đổi tài sản là căn nhà giữa bố bạn và ông. Đối với trường hợp này của bạn, ông L vẫn phải trả số tiền chênh lệch đền bù giá ngang bằng trao đổi căn nhà và thêm số tiền 150 triệu mà bố bạn và ông L đã thỏa thuận. Trong quá trình trả giá trị chênh lệch căn nhà đã trao đổi ông L còn thiếu bố bạn 70 triệu đồng nữa chưa trả được thì ông L vẫn phải tiếp tục trả 70 triệu đồng còn lại thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trao đổi tài sản trước đó với bố bạn. Do đó đối với trường hợp này, nếu như ông L cố tình không trả bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để Tòa án giải quyết giúp bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Vi Thị Huyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn