Giới thiệu cho người khác đưa tiền chạy việc phạm tội gì?
Xin cho em hỏi: em có giới thiệu cho bạn em đến một người quen của em để nhờ xin việc và bạn em có đưa tiền cho người đó để chạy việc và em là người làm chứng cho việc đó (trong giấy tờ giao tiền là cho vay chứ không phải là chạy việc) và khi công việc chưa hoàn thành thì người cầm tiền của bạn em bị chết đột ngột. bây giờ chúng em đòi tiền từ người thân của cô ấy nhưng họ nói giờ không có khả năng trả nợ hẹn sau này khi nào có thì trả nhưng bạn em không đồng ý và muốn khởi kiện. Vậy em muốn hỏi với tình hình như trên thù khi ra tòa em có bị liên đới gì không ạ. em nói thêm trong việc giới thiệu này em hoàn toàn chỉ là biết người thì giúp đỡ chứ không phải là cò mồi, em cảm ơn anh chị.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Nếu trong trường hợp này bạn chỉ là người giới thiệu mà không trực tiếp cầm tiền "chạy việc" và không được hưởng bất kì một khoản lợi nào và không có cơ sở để chứng minh bạn là môi giới hối lộ theo quy định tại Bộ luật hình sự về hành vi chạy việc nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không bị xử phạt hay kỉ luật dưới bất kỳ hình thức nào về hành vi này.
Tuy nhiên nếu đủ điều kiện cấu thành theo quy định tại điều 365 Bộ luật hình sự 2015 về tội mối giới hối lộ sẽ bị xử lý về hành vi này, cụ thể:
"Điều 365. Tội môi giới hối lộ
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất."
Hoặc có thể nếu bên đưa tiền chạy việc và bên nhận tiền phạm vào tội đưa hối hộ và nhận tối lộ, thì theo tình tiết bạn đề cập là có chứng kiến trong quá trình đưa tiền thì có thể bạn sẽ bị truy cứu về tội không tố giác tội phạm, căn cứ theo quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
"Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1.Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt."
Theo quy định tại Điều 390 Bộ luật hình sự thì trong đó có các khoản 2, 3 và 4 Điều 254 (tội nhận hối lộ); các khoản 2, 3 và 4 Điều 364 (tội đưa hối lộ).
Như vậy, liệu bên đưa tiền và bên nhận tiền để chạy việc có phạm tội theo Khoản 2, 3, hoặc 4 của Điều 254 hoặc Khoản 2, 3, hoặc 4 364 Bộ luật hình sự hay không thì mới xác định được bạn có phạm tội Không tố giác tội phạm hay không.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng !
CV tư vấn: Phạm Huệ - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất