Giấy tiếp nhận thực tập có được coi là hợp đồng lao động không?
Nội dung tư vấn : Cháu có thắc mắc muốn nhờ các cô chú luật sự giải đáphộ cháu với ạ. Ngày 1/6/2015 cháu có thông tin trên facebook nhà hàng Brickhouse tuyển nhân viên phục vụ, không yêu cầu gì, thời gian từ 18h30-22h30 lương 15k/h cháu có đến phỏng vấn và được quản lý nhận với mức lương 15k/h.Ngày 3/6/2015 cháu bắt đầu làm việc thì vài ngày sau trên công ty có đưa cháu giấy tiếp nhận thực tập từ ngày 3/6/2015=>27/8/2015 với mức lương 12k/h nhưng cháu không ký với lý do lúc nhận vào làm trả 15k/h mà trả lương lại thấp hơn. Sau đó 1 tháng nhiều lần cháu thắc mắc về lương nên đồng ý tăng lên 13k/h và tiếp tục đưa cháu GIẤY TIẾP NHẬN THỰC TẬP từ 1/7/2015=>30/12/2015.
Đến ngày 14/8/2015 công ty đưa cháu quyết định thôi việc bắt đầu từ ngày 15/8/2015 nhưng yêu cầu cháu nghỉ luôn từ ngày 14/8/2015 vơi lý do LIÊN TỤC VI PHẠM NỘI QUY CÔNG TY trong khi cháu không hề vi phạm. Khi cháu hỏi người đưa cháu giấy là trưởng phòng hành chính nhân sự thì được giải thích là:
“à thì chị cứ viết vậy chả biết viết như nào nữa và công ty kiểm tra vân tay thì thấy đi làm muộn mấy ngày”. Trong khi theo quy định của công ty nếu đi làm muộn thì lần đầu=>nhắc nhở cảnh cáo, lần 2=> phạt 50k, lần 3=> 100k và tiếp theo mỗi lần thêm 100k nhưng cháu không được nhắc nhở gì cũng không có biên bản vi phạm nội quy. Câu hỏi cháu đặt ra là :
Thứ 1: công ty đuổi việc cháu như vậy có đúng luật không? GIẤY TIẾP NHẬN THỰC TẬP kia có giá trị gì không và có được coi như hợp đồng lao động thời vụ dưới 12 tháng được không? Cháu có được bồi thường khi công ty phá vỡ hợp đồng trước thời hạn trong khi cháu không vi phạm nội quy công ty không?
Thứ 2: trong giấy thôi việc là cháu bắt đầu nghỉ việc từ ngày 15/8/2015 trong khi bắt cháu nghỉ luôn từ 14/8/2015 vậy cháu có được tính lương 2 ngày 14, 15/8/2015 không? Và theo luật thì hợp đồng thời vụ dưới 12 tháng quyết định thôi việc phải báo trước 3 ngày và nếu vi phạm thì công ty sẽ phải trả cháu 3 ngày tiền lương có đúng không ạ. Cháu xin chân thành cám ơn các cô chú và mong nhận được phản hồi sớm ạ!
Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, Theo quy định Điều 15 của Bộ luật lao động 2012 về hợp đồng lao động như sau:
"Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."
Bên cạnh đó, đặc trưng cơ bản của hợp đồng lao động đó chính là đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công và phải có thời gian làm việc nhất định. Tuy nhiên, với giấy thực tập của chị không nêu rõ nội dung về số tiền làm việc của chị đây là tiền lương hay tiền phụ cấp khi đi thực tập nên chưa thể khẳng định được đây sẽ là hợp đồng lao động hay hợp đồng thử việc hay một loại hợp đồng khác.
Vậy nên, nếu như hợp đồng này của chị có đủ các điều kiện về đối tượng, tiền công và thời gian làm việc thì chị sẽ được hưởng các quyền lợi theo như quy định tại Bộ luật lao động về hợp đồng thời vụ dưới 12 tháng như chị nêu trên theo đó thì chị sẽ được bồi thường khi công ty phá vỡ hợp đồng trước thời hạn trong khi chị không vi phạm nội quy của công ty và nếu như trong giấy thôi việc mà ngày bắt đầu nghỉ việc từ ngày 15/8/2015 trong khi bắt chị nghỉ luôn từ 14/8/2015 thì chị sẽ được tính lương 2 ngày 14, 15/8/2015 không và công ty sẽ trả cho chị những ngày chưa báo trước. Ngoài ra, chị còn có thể được hưởng các chế độ sau nếu như giấy thực tập đó có các tính chất của hợp đồng lao động :
"Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất