Phạm Diệu

Giáo viên dạy thêm vào thời gian nghỉ hè có được tính tiền lương dạy thêm giờ không?

Giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn, kiêm nhiệm các chức danh chủ nhiệm sẽ được giảm định mức bao nhiêu tiết dạy/tuần? Cách tính tiền lương dạy thêm giờ được quy định như thế nào? Công ty Luật Minh Gia giải đáp vấn đề này như sau:

Pháp luật viên chức hiện hành hành có quy định cụ thể về cách tính tiền lương làm thêm giờ đối với giáo viên khi dạy vượt định mức tiết dạy theo quy định, tuy nhiên tại các cơ quan đơn vị việc áp dụng quy định để tính hưởng các chế độ cho giáo viên chưa được thống nhất, dẫn đến quyền lợi của giáo viên bị ảnh hưởng. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề này và chưa nắm được các quy định pháp luật để có căn cứ xác định cơ quan, đơn vị mình đã thực hiện đúng quy định pháp luật hay chưa thì bạn có thể liên hệ Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

1. Giảm định mức tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm kiêm phụ trách phòng chuyên môn

Hỏi: Tôi là giáo viên THCS, nhà trường phân công dạy 17 tiết + giáo viên chủ nhiệm 4 tiết/tuần và phụ trách phòng bộ môn 3 tiết/tuần. Vậy nhà trường phân công tiết dạy của tôi như vậy có đúng theo quy định pháp luật hay không?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT thì định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần.

Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên chủ nhiệm và kiêm nhiệm các công việc chuyên mônnhư sau:

"1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần".

Theo quy định trên thì đối với giáo viên chủ nhiệm THCS được giảm định mức 4 tiết/tuần và giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm định mức 3 tiết/môn/tuần.  

Tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:

"Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất".

Như vậy, khi bạn vừa là giáo viên chủ nhiệm, vừa phụ trách phòng học bộ môn thì bạn sẽ được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất (giảm 4 tiết/tuần), do đó số tiết dạy của bạn là 15 tiết/tuần, nhà trường sắp xếp cho bạn 17 tiết/tuần là không phù hợp quy định pháp luật. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể đề nghị nhà trường sắp xếp đúng số tiết dạy/tuần theo quy định.

2. Giáo viên dạy thêm vào hè được hưởng chế độ gì?

Hỏi: Kính thưa luật sư! Năm học này đã trôi qua và mọi người cũng đã nhận giấy phép về nghỉ hè từ 1-6 đến 31-7. Tuy nhiên, trước đó SGD&ĐT có công văn yêu cầu các nhà trường làm công tác tư tưởng cho GV tự nguyện dạy ôn tập Văn và Toán cho học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10 từ ngày 5-6 đến 23-6. Khi đó nhà trường đã lập kế hoạch phân công các GV dạy Văn, Toán chia nhau dạy theo công văn của SGD từ 5-6 đến 23-6. Khi tôi có ý kiến hỏi hiệu trưởng nhà trường về chế độ cho GV dạy thì được trả lời là không có chế độ. Sau đó, hôm qua chúng tôi lại nhận được công văn chỉ đạo của PGD&ĐT huyện bắt buộc các nhà trường lập kế hoạch phân công GV phải dạy ôn tập cho học sinh từ ngày 5-6 đến 08-7 và cũng không nói đến chế độ gì. Vậy em xin luật sư giúp em làm rõ mấy vấn đề sau: 1. Bắt buộc GV phải làm việc trong kì nghỉ phép hè và không chi trả một loại chế độ nào là đúng hay sai? 2. Trong trường hợp này chúng tôi phải đến cơ quan có thẩm quyền nào để được giải quyết đúng đủ các chế độ của nghỉ phép của GV? Rất mong nhận được câu trả lời sớm của luật sư ạ!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:

"1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định".

Đối với trường hợp giáo viên dạy quá thời gian làm việc nêu trên hoặc giảng dạy trong thời gian nghỉ hè thì được tính lương làm thêm giờ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TT-BGDĐT-BNV-BTC:

"1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

- Đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

22,5 tuần

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Đối với nhà giáo làm công tác quản lý, cán bộ Đoàn, Hội tham gia giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giảng viên cùng chức danh, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;

d) Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).

...".

Như vậy, theo quy định trên, nếu giáo viên dạy thêm vào thời gian nghỉ hè thì sẽ được tính là thời gian làm thêm giờ. Trường hợp, nhà trường không tính tiền lương làm thêm giờ bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền quản lý viên chức để được giải quyết chế độ của mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo