Gián đoạn thời gian tham gia BHXH có ảnh hương đến lương hưu?
1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội
Đại đa số người lao động đều không làm việc ở một doanh nghiệp, công ty trong suốt quá trình lao động, làm việc nên gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội trong suốt quá trình đóng là vấn đề phổ biến. Vậy, việc gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội ảnh hưởng như thế nào đến quyền, lợi ích của người lao động khi hưởng các chế độ như hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần hay hưởng lương hưu. Nếu bạn đang có thắc mắc về các vấn đề nêu trên, hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:
- Hậu quả pháp lý khi gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội;
- Quy định về đóng bảo hiểm xã hội;
- Thủ tục hưởng các chế độ của Bảo hiểm xã hội;
- Tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định pháp luật.
2. Hỏi về gián đoạn bảo hiểm xã hội
Câu hỏi: Xin chào Luật Minh Gia ! Tôi năm nay 27 tuổi, là cán bộ nhà nước. Tôi có một vấn đề mong được công ty gải đáp như sau:
Tôi tham gia đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp tư nhân từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013 (1 năm tròn). Sau đó tôi nghỉ việc tại doanh nghiệp tư nhân và ngừng đóng bảo hiểm. Tháng 11/2013, tôi thi đỗ công chức và biên chế vào một cơ quan nhà nước. Sau đó tôi nộp sổ bảo hiểm và tiếp tục đóng vào sổ cũ.
Vậy, trong trường hợp nối thời gian đóng bảo hiểm không theo bảng lương nhà nước như vậy thì khi nghỉ hưu có ảnh hưởng đến lương hưu của tôi không?
Nếu làm lương hưu của tôi thấp đi thì liệu thời điểm hiện tại (tháng 12/2015), tôi có thể làm công văn đề nghị tách sổ bảo hiểm được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy trong trường hợp của bạn sẽ không phân biệt thời gian tham gia BHXH ở doanh nghiệp với thời gian tham gia BHXH theo bảng lương nhà nước. do đó thời gian này được cộng dồn để hưởng BHXH.
“ Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên nếu đủ các điều kiện tại Điều 54 luật BHXH thì bạn hoàn toàn được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật mà không có ảnh hưởng gì về việc cộng dồn thời gian đóng BHXH.
Về mức hưởng BHXH theo quy định của pháp luật:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Trường hợp của bạn bắt đầu đóng bảo hiểm từ năm 2012, áp dụng điểm d khoản 1 Điều 62 nêu trên thì mức tiền lương để đóng BHXH của bạn là bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Do đó việc tham gia bảo hiểm xã hội của bạn như hiện nay không làm giảm mức lương hưu của bạn nghĩa là không làm mức lương hưu của bạn thấp hơn. Mức lương hưu của bạn phụ thuộc vào mức lương trung bình của 10 năm cuối trước kì nghỉ hưu.
Về việc tách sổ BHXH tại công văn số 3665 / BHXH- THU 3663/BHXH-THU về việc hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến gộp sổ BHXH của người lao động có nhiều sổ có quy định như sau :
“Bộ phận Thu tiếp nhận hồ sơ tăng mới của đơn vị, căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ.
- Chỉ cấp số sổ mới nếu không phát hiện được NLĐ có bất kỳ số sổ nào.
- Trường hợp phát hiện NLĐ đã có 1 số sổ hợp lệ (không tính các số sổ tạm, số sổ không đủ 10 ký tự theo quy định ...) thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó. Nếu phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì tạm thời lấy số sổ do BHXH Thành phố cấp sau cùng và kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ P01-ĐV chuyển đơn vị.
- Trường hợp không phát hiện số sổ nào, nhưng trong phần khai báo tăng mới BHXH, đơn vị có ghi số sổ cũ (kể cả số sổ do tỉnh, thành phố khác cấp), thì dùng số sổ của đơn vị khai báo nhưng phải có sổ photo kèm theo.”
Theo quy định trên thì pháp luật chỉ công nhận một người có một sổ BHXH. Nếu bạn không muốn công nhận thời gian đã tham gia bảo hiểm trước đó thì theo quy định của pháp luật tại công văn số 3663/BHXH-THU thì :
“5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.”
Do đó trong trường hợp này bạn không được tách sổ bảo hiểm xã hội để có hai sổ bảo hiểm xã hội mà chỉ có thể hủy việc đã tham gia BHXH trước đó bằng việc làm đơn đề nghị và cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất