Giải quyết tranh chấp khi tham gia giao thông thế nào?
Câu hỏi:
Em chào luật sư ạ. E có trường hợp này mong đc luật sư tư vấn giúp ạ. bạn em chở người thân đi trên đường thì bị 1 chiếc xe máy tông vào khiến người chồng chết ngay tại chổ, người bất tỉnh đc đưa đi cấp cứu .đứa con nhỏ may mắn chỉ bị trầy nhẹ. Sau đó công an có đến làm việc tại hiện trường. Bên phía gây tai nạn có 1 người sinh năm 96 và 1 người sinh năm 2004. lúc côg an tới thì người sinh năm 2004 nhận là người cầm lái.và sau đó cả 2 người bên phía gây tai nạn đều đc thả ra mà kg giam giử 1 người nào. Cho tới nay đả là 9/1 rồi. mà bên phía gây tai nạn kg 1 lời hỏi thăm.củng kg xuống thắp nén hương cho người chết. không đền bù. Khi đc hỏi đến thì người sinh năm 1996 khai ngồi sau xe và ng sinh năm 2004 chở. người sinh năm 2004 củng nhận là mình chở (theo nhân chứng thì ng con trai sinh năm 1996 chở cô gái 2004) và khi công an hỏi chủ xe là ai thì 2 người đó khai xe mượn của người khác. ... Vậy luật sư cho em hỏi bây giờ trách nhiệm thuộc về ai. Chủ xe. Người mượn xe. hay người chạy xe ạ? Gia đình người cháu e rất thương tâm.giờ còn 2 con nhỏ ạ. mong luật sư giúp em ạ.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, thì phía người gây tai nạn có thể phải chịu trách nhiệm về tội vi phạm quy định vền tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 – Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Để xác định trường hợp gây tai nạn này có đủ dấu hiệu cấu thành tội danh vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ hay không, cần xác định phía người gây tai nạn có vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ không và lỗi thuộc về bên nào? Bên gây thiệt hại, bên bị thiệt hại hay cả hai bên cùng có lỗi vi phạm quy định về an toàn giao thông?
Trường hợp phía xe gây tai nạn có vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ thì người phạm tội có thể bị truy cứu theo quy định tại Khoản 1 Điều trên với hai tình tiết tại Điểm a và điểm b: Làm chết người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên với khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khi xác định đối tượng nào thực hiện hành vi phạm tội thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Do đó, gia đình phải đợi kết luận của cơ quan điều tra, dựa trên lời khai của các đối tượng và những người làm chứng xác định ai là người trực tiếp điều khiển phương tiện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng để thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người trực tiếp gây ra thiệt hại thì cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra. Gia đình bạn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do người thân bị thiệt mạng và tổn hại sức khỏe theo căn cứ tại Bộ luật Dân sự như sau:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra, chúng tôi xin lưu ý thêm với gia đình một vài vấn đề về người chưa thành niên phạm tội nếu như cơ quan điều tra xác định cô gái sinh năm 2004 (hiện nay 14 tuổi) là người điều khiển xe gây tai nạn:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
…
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Như vậy, nếu người trực tiếp gây tai nạn là người sinh năm 2004 thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người này có thể không đặt ra, do các trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự với người từ đủ 14 tuổi trở lên không áp dụng với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Còn nếu, cơ quan điều tra xác định người điểu khiển phương tiện, có lỗi, gây tai nạn là người sinh năm 1996 – đã thành niên, thì thủ tục tố tụng được giải quyết theo trình tự thông thường.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất