Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp cụ thể.

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Tranh chấp đất đai có thể là các tranh chấp về quyền sử dụng đất, cũng có thể là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Các tranh chấp về đất đai luôn có tính phức tạp và khó khăn trong quá trình giải quyết.

1. Luật sư tư vấn tránh chấp đất đai

Theo quy định của pháp luật đất đai, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thường rất phức tạp, gay gắt, tính phức tạp, gay gắt của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở các tranh chấp dân sự mà có nhiều trường hợp các tranh chấp này còn liên quan đến hình sự, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết.

Đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, thông thường rất ít trường hợp các bên trong quan hệ tranh chấp có thể tự thỏa thuận để giải quyết. Một khi đã phát sinh các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì có khả năng rất cao các tranh chấp này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên. Khi đó, việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này theo quy định của pháp luật là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nếu bạn đang vướng vào các rắc rối liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật đất đai của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan.

2. Giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp cụ thể

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Tư vấn về giải quyết tranh chấp đất đai​

Thưa văn phòng luật, Cha tôi với bác tôi có chung thửa đất số 137 và đang tranh chấp (đáng lẻ chia mỗi người một nữa) nhưng bác tôi đã lén làm GCNQSDĐ từ năm 2003 nhưng sai số thửa( trong GCN là 173 nhưng thực tế là 137) tôi có làm đơn khiếu nại đến UBND xã. Trong thời gian này thì VP đăng ký QSDĐ đang làm thủ tục chỉnh sửa GCN đã làm sai thành thửa đất đúng với thực tế. Tôi đã làm đơn gửi văn phòng đăng ký QSDĐ để ngăn việc cấp GCN cho thửa đất 137 nhưng ở đây ko nhận đơn mà nói sẽ chỉnh sữa thửa đất lại cho đúng rồi tôi khiếu nại sau. Vậy xin hỏi luật sư: - VP đăng ký QSDĐ làm vậy là đúng ko? - Tôi có khả năng thắng kiện không trong khi 2 bên đều ko có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất do ông bà để lại?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

>> Tranh chấp đất trong trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

>> Tư vấn điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất

Với trường hợp của anh/chị thì bên UBND phải thực hiện xong thủ tục đính chính những thông tin trên giấy chứng nhận quyến sử dụng đất ra kết quả thì mới tiếp tục thực hiện giải quyết khiếu nại của gia đình anh/chị. Bên cạnh đó, anh không cung cấp những thông tin về nguồn gốc, quá trình và hiện trạng sử dụng đất của gia đình anh/chị nên sẽ khó có thể xác định tỉ lệ thắng của gia đình mình khi khởi kiện; cho nên, anh/chị có thể tham khảo những điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất nêu trên để xác định quyền sử dụng đất của gia đình mình.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

-----------------------

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Tư vấn về tranh chấp đất đai khi thực hiện dồn điền đổi thửa​

Xin chào luật sư, gia đình tôi có vấn đề thắc mắc mong muốn LS có thể đưa ra hướng tư vấn giúp chúng tôi. Sự việc như sau: Năm 2013, HTX Bắc Sơn, TT Gôi, Vụ Bản, Nam ĐỊnh nơi tôi sinh sống thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa. 12/1/2013, gia đình tôi được thôn lập biên bản bàn giao ruộng với tổng diện tích 1412 m2. Tuy nhiên, hiện tại gia đình tôi chỉ thực nhận được 839m2, phần diện tích còn lại vẫn do gia đình ông Trần Đình Mậu, chủ ruộng cũ sử dụng không bàn giao. Đến nay, chúng tôi đã làm đơn khiếu nại nhiều lần lên cơ quan có thẩm quyền nhưng đều được chỉ đạo về xã giải quyết. Tuy nhiên, xã không giải quyết. Vậy trong trường hợp này chúng tôi phải làm gì? Rất mong luật sư giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai

>> Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai

Với trường hợp của gia đình anh/chị thì cần căn cứ vào quyết định về việc dồn điền đổi thửa của gia đình để xác định phần diện tích mà gia đình anh/chị được nhận có bao gồm phần diện tích mà gia đình ông Trần Đình Mậu sử dụng hay không? Nếu có những chứng cứ chứng minh về phần diện tích của gia đình mình hợp pháp mà xã không giải quyết thì gia đình có thể yêu cầu xã phường làm biên bản hòa giải không thành và có thể khởi kiện lên Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai gia đình.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

--------------------

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Tư vấn về tranh chấp trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất​

Trước đây gia đình tôi có mua mảnh đất vào năm 2003, khi đó người bán đó bị đuôi, chỉ làm giấy tờ bằng tay và không có sự xác nhận của chính quyền địa phương. Khi làm giấy tờ có chữ kí của 2 người con và giấu lăn tay của người đuôi đó. Có giao trước một số tiền và hẹn khi nào làm sổ đỏ xong rồi giao đủ tiền và giao đất. Đến năm 2011, gia đình tôi làm xong sổ đỏ, năm 2013 người bán đất bị đuôi đó chết. Đến giờ kêu giao tiền, giao đất thì 2 người con đó trở mặt. Không chịu giao đất, 1 người con thì kêu không biết chữ , làm gì có ký giấy tờ, con người kia thì ký chữ ký khác với khi bán đất cho gia đình tôi. Nói gia đình tôi bịa đặt chuyên buôn bán đất và làm giấy tờ giả. Xin Luật sư tư vấn giúp giờ gia đình tôi nên làm đơn kiện như thế nào?  Xin chân thành cảm ơn luật sư !

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự cụ thể sau đây:

>> Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay trước 2003 có giá trị?

Theo quy định của pháp luật thì những hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hình thành vào thời điểm năm 2003 phải được công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận của xã, phường thị trấn; thế nhưng hợp đồng mua bán của 2 gia đình lại không đáp ứng được quy định này nên hiện tại nếu gia đình muốn tiếp tục thực hiện thủ tục mua bán hợp pháp sẽ phải lập lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng; và nếu như hiện tại bên gia đình kia không muốn tiếp tục thực hiện giao dịch này thì có thể sử dụng những văn bản mua bán và giao nhận tiền để yêu cầu bên kia trả lại số tiền mà mình đã đặt cọc.

----------------------

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 4: Tư vấn về tranh chấp đất đai​

Chào luật sư , Mẹ Tôi có 4 người con trai, tôi là thứ 3, năm 1994 Nhà Nước có chủ trương phân đất phân rừng, ngoài phần ruộng, đất vườn được mẹ tôi chia, tôi đi nhận thêm 0,5ha đất đồi ( đất đồi này thời bao cấp mẹ tôi trồng sắn, đã bỏ hoang được 8,9 năm ) và được nhà nước cấp sổ xanh để quản lý đất, đến năm 2009 nhà tôi được cấp quyền sử dụng đất ( sổ đỏ ). Đến cuối năm 2015, các con của anh trai, em trai tôi đòi chia đất đồi, lấy lý do là đất của ông bà để lại thì phải chia ra. ( Mẹ tôi mất năm 2000, a trai cả mất năm 2003, a trai thứ 2 mất năm 1995). Xin hỏi luật sư khi ra tòa tôi có giữ được mảnh đất đồi không? Những căn cứ pháp lý nào chứng minh đất đai này thuộc quyền sở hữu của tôi, ra tòa tôi dựa vào điều nào của luật để bảo vệ và giành quyền lợi về mình . Mong Luật sư hồi đáp sớm. cám ơn luật sư rất nhiều.

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn về chia thừa kế khi hết thời hiệu

Như vậy, có thể thấy, mẹ anh/chị đã mất năm 2000; tức hiện nay đã hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Vì vậy, nếu như gia đình muốn khởi kiện phân chia di sản thì sẽ phải lập văn bản thỏa thuận về việc chưa chia thừa kế và từ trước tới nay không có tranh chấp thì phần di sản mà mẹ anh/chị để lại mới có thể được đem ra chia theo nguyên tắc chia tài sản chung. Tuy nhiên, nếu như gia đình không thỏa thuận được về việc lập văn bản phân chia này thì phần tài sản đó sẽ thuộc về người trực tiếp quản lý phần di sản này từ trước cho tới nay chính là anh/chị. Các quy định pháp luật anh/chị có thể tham khảo bài viết trên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

-----------------------

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 5: Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật

Nhà hàng xóm lấn đất nhà em và đã xây nhà trên diện tích đất đã lấn đó. Nhà e nhờ cơ quan can thiệp thì chú của nhà hàng xóm làm bên địa chính tơi đo đất thì đo không đúng trong sổ đỏ nhà em ns nhà e k bị lấn đất và kêu đã vu khống cho nhà hàng xóm. Vì không đúng sự thật nên mẹ e không ký vào biên bản mong luật sư tư vấn giúp e hướng giải quyết và mức phạt như thế nào?

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Điều 203 Luật đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

"Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;"

Như vậy, đất nhà bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã có đơn yêu cầu UBND xã hòa giải nhưng không thành. Nếu có căn cứ UBND xã hòa giải không đúng hoặc thực hiện không đúng quy định của phap luật. Gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trực tiếp ra Tòa án nhân dân huyện nơi có đất. Trường hợp của bạn, không đủ căn cứ chứng minh bên địa chính đo đạc sai diện tích đất nhà bạn, bạn có quyền không đồng ý với biên bản hòa giải của UBND xã, khi gửi đơn ra Tòa, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đo đạc lại để giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp cụ thể. . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo