Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải đáp về điều kiện cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Nội dung hỏi tư vấn : Chào luật sư, Hiện tại tôi đang ở tại nhà của ông bà trẻ và có đồng ý cho thuê 1 phòng tại tầng 1 với giá 3 triệu đồng/tháng bắt đầu từ ngày 01/06/2015 cho đến nay và có hợp đồng giữa 2 bên. Đồi tượng cho thuê là một nhóm công nhân hợp đồng làm việc với công ty cũ tôi từng công tác.

Do tin tưởng vì quen biết, cho tới nay tôi mới  thu qua 2 lần tiền thuê trọ, lần thứ nhất 2 triệu và lần thứ hai là  chuyển khoản 5 triệu. Sau đó tổ trưởng của nhóm đó đã lợi dụng sự quen  biết và thông cảm của tôi để lần lữa tiền nhà cho tới nay chưa trả. Đầu  tháng 11 nhóm công nhân này lấy lý do về quê tại Ninh Bình cho tới nay  chưa lên và tôi cũng không liên hệ lại được. Cho tôi hỏi như vậy có được  coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Nếu đúng mong Luật sư và quý  Công ty tư vấn giúp tôi cách xử lý. Tôi xin cám ơn.

 
Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:


Theo quy định tại Điều 139 BLHS sửa đổi năm 2009 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

..."Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Theo đó, cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này như sau:

1. Chủ thể
 
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 139 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
 
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 139 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
 
2. Khách thể
 
Quan hệ sở hữu
 
Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác.
 
3. Mặt khách quan của tội phạm
 
- Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
 
Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
- Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
 
Ngoại lệ: Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
 
4. Mặt chủ quan của tội phạm
 
- Lỗi cố ý
 
- Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình)

Với trường hợp này của chị thì còn xét tới tình tiết phía bên kia họ không có thủ đoạn gian dối và họ không đưa ra những thông tin sai sự thật mà họ chỉ giao kết hợp đồng thuê nhà sau đó cũng đã trả tiền tháng đầu cho chị và chị cũng chưa trao tài sản gì cho phía bên kia  nên vẫn chưa đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản . Và như vậy, chị chỉ có thể khởi kiện dân sự về vụ việc này với hợp đồng thuê nhà.


Nội dung về Hỏi về điều kiện cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? trên đây được Luật Minh Gia biên tập, tư vấn và có giá trị tham khảo, tìm hiểu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến 24/7 để được luật sư giải đáp, trợ giúp kịp thời.

 

Trân trọng

P. Luật sư tư vấn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169