Cao Thị Hiền

Giả mạo chữ ký cấp sổ đỏ, sổ hồng bị xử lý thế nào?

Hiện nay, tình trạng giả mạo chữ ký khi thực hiện các thủ tục, giấy tờ pháp lý ngày càng có xu hướng gia tăng, điển hình về việc giả mạo chữ kí cấp sổ đỏ, sổ hồng. Hành vi giả mạo chữ ký là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà có thể bị xử lý hành chính hay xử lý hình sự.

1. Thế nào là chữ ký và hành vi giả mạo chữ ký?

Chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người. Nó có thể là tên, biệt danh, hoặc một ký tự đại diện cho dấu ấn cá nhân của mỗi người.

Giả mạo chữ ký được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không có thực của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác.

Các trường hợp giả mạo chữ ký thường gặp đó là:

  • Người ký tự động thay đổi chữ ký đã ổn định của mình bằng một phần hoặc toàn bộ bằng cách thay bằng ký tự khác, thêm hoặc bớt nét để mỗi lần ký đều có một dạng chữ ký tương tự nhau nhưng không giống nhau hoàn toàn.
  • Mô phỏng lại chữ ký của người khác thông qua một số cách thức như: đồ nét, photocopy, in phum màu… 

2. Giả mạo chữ ký cấp sổ đỏ, sổ hồng bị xử lý thế nào?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, người mạo danh chữ ký của người khác để làm sổ đỏ sẽ bị xử lý khác nhau.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

…”

Hành vi giả mạo chữ ký cấp sổ đỏ, sổ hồng để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có những khung hình phạt sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

…”

Xét thấy, đối với trường hợp cố tình giả mạo chữ ký để cấp sổ đỏ, sổ hồng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người có quyền tài sản hoặc có tài sản thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3. Xử lý sổ đỏ, sổ hồng được cấp được cấp do giả mạo chữ ký

Vì chữ ký bị mạo danh thường sẽ không đáp ứng đủ điều kiện được cấp sổ đỏ. Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho người cố tình giả mạo chữ ký để cấp sổ đỏ, cụ thể như sau:

“Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

Việc thu hồi sổ đỏ cấp không đúng đối tượng sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp sổ quyết định sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp và văn bản có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Để chống lại việc mạo danh chữ ký trong quá trình làm sổ đỏ thì khi làm sổ đỏ, cần tiến hành kiểm tra đối chiếu chữ ký của người có quyền ký với mẫu chữ ký được xác định trước, kiểm soát quá trình làm sổ đỏ từ việc thu thập thông tin đến khâu ký xác nhận…      

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169