Gây thương tích dưới 11% có phạm tội không?
Nội dung yêu cầu tư vấn: Dạ em có chồng đánh người khác khi say rượu và có dùng dao tông đánh.nhưng cậu đó chỉ bị thương tích 4%.sau đó chồng em bị bắt tạm giam 3 tháng.sau khi biết chuyện em xuống xin lỗi gd bị haị và bồi thường.sau đó gd bị haị viết đơn rút đơn kiện và đơn xin bãi nại.nhưng chồng em vẫn chưa được tha. em viết đơn xin tại ngoại,giờ đã hơn 1 tháng chồng em vẩn chưa ra,em còn có con 2tuổi,ông nội và mẹ em nữa.em rất mong chị hãy cho em một lời khuyên được ko chị?mong anh chị giúp đỡ.em xin cảm ơn.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
...
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
...
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Căn cứ theo quy định trên thì việc chồng bạn gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật là dưới 11% nhưng nếu thuộc 1 trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS thì chồng bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Tội cố ý gây thương tích thuộc nhóm tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Do vậy, nếu người bị hại không có đơn yêu cầu khởi tố hay nói cách khác đã có đơn bãi nại, thì cơ quan điều tra sẽ không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Mặt khác, cơ quan điều tra hoàn toàn có thể tạm giam chồng bạn để tiếp tục xác minh vụ án. Nếu trường hợp của chồng bạn không đủ yếu tố cầu thành tội phạm hoặc chồng bạn phạm tội thuộc khoản 1 đồng thời có đơn bãi nại của người bị hại, thì cơ quan điều tra không có quyền tạm giữ chồng bạn.
Trân trọng!
Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất