Gây thương tích cho người khác với tỉ lệ 32% xử lý như nào?
Câu hỏi tư vấn: Kính mong luật sư tư vấn giúp em với ạ. Em có người chú họ, hôm đó chú em có uống rươu và có xích mích vơi người hàng xóm. Người hàng xóm này cũng có uống rượu lời qua tiếng lại sau đó người hàng xóm lao vào đấm chú em một cái vào mặt, chú em có đánh trả và người hàng xóm ngã. Sau sự việc trên chú em có điện thoại cho trưởng công an xã thông báo là đã có sự xô sát và bảo trưởng công an xa đến hiện trường xem xét rồi chú em đi về. Gia đình người hàng xóm đã gọi xe và đưa đi viện, ngay tối hôm đó công an huyện đã xuống và đưa người hàng xóm lên bệnh viện tuyến tỉnh yêu cầu giám định. Gia đình em được công an xã thông báo là tỉ lệ giám định là 32 %, gia đình em có sang nhà gia đình nhà hàng xóm đó xin lỗi và hứa sẽ hoàn trả hoàn toàn tiền viện phí và bồi thường toàn bộ chi phí sau này khi anh ấy khỏi và có đưa trươc cho gia đình anh hàng xóm số tiền 2 triệu đồng lúc đó có 2 bên gia đình và đại diện công an xã. Sau 5 ngày điều trị anh hàng xóm ra viện hoàn toàn minh mẫn và khỏe mạnh (anh hàng xóm vẫn phóng xe máy đi chơi và tụ tập bạn bè uống rượu bia còn chú em thì công an huyện tạm giam trên huyện được 1 tuần). Gia đình em có xuống thăm hỏi và đặt vấn để bồi thường, nhưng gia đình hàng xóm không cho gia đình em thoanh toán viện phí và tùy cơ quan chức năng quyết định. Gia đình em nghi ngờ kết quả giám định tại thời điểm xảy ra xô sát giữa hai người là không đến 32%, em muốn hỏi luật gia, gia đình em có được yêu cầu giám định lại thương tật và ai là người được yêu cầu giám định lại? (hiện tại chú em đang bi tạm giam không gặp được người nhà) Nếu kết quả giám định lại vẫn là 32 % thì trong trường hợp của chú em bị phạt tù bao nhiêu năm? Gia đình em có được yêu cầu giám định lại lần 3 không? Kính mong luật gia tư vẫn giúp em. Em xin chân trọng cảm ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn cho Công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi trả lời bạn như sau:
Theo như bạn cung cấp thì hiện tại chú bạn đang bị bắt tạm giam, tức là cơ quan điều tra đã dựa vào kết quả giám định lần đầu (32%) để tạm giam chú bạn. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi gây thương tích của chú bạn đã đủ để cấu thành tội Tội cố ý gây thương tích theo Khoản 2 Điều 134:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”
Trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả giám định này thì theo Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 chú bạn có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát giám định lại:
"1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.”
Pháp luật hiện hành không có quy định về số lần giám định lại cho nên nếu sau khi có kết luận giám định lần hai mà bên gia đình bạn vẫn còn nghi ngờ kết quả này thì chú bạn vẫn có quyền yêu cầu giám định lại. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền từ chối yêu cầu này nếu có lý do, cho nên để đưa ra yêu cầu giám định lại lần 3 thì gia đình bạn nên chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh việc giám định thương tích của người hàng xóm với tỷ lệ 32% là không đúng.
Nếu yêu cầu giám định lại với kết quả thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì bên gia đình bạn và bên hàng xóm hoàn toàn có thể thỏa thuận về việc bồi thường để họ không yêu cầu khởi tố vì Khoản 1 Điều 134 thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
"1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất