Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Gây thương tích 11% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cố ý gây thương tích bao nhiêu % thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là gì? Cần thực hiện những hành vi gì để có thể được giảm nhẹ trách nhiệm khi đã gây thương tích cho người khác? … Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về hình sự

Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi trái quy định của pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người bị hại có thương tích lớn, hoặc có các tình tiết tăng nặng khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định về cố ý gây thương tích và hậu quả của nó. Nếu bạn đang có thắc mắc về quy định pháp luật về hành vi này, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được hướng dẫn, tư vấn các vấn đề như:

-  Tư vấn quy định pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất;

- Điều kiện, thủ tục khi chuyển mục đích sử dụng đất;

- Các loại chi phí, thuế, phí, lệ phí khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống dưới đây để có thêm thông tin về quy định, trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về chuyển mục đích sử dụng đất.

Câu hỏi: Thưa luật sư công ty luật Minh Gia, cho tôi hỏi về vấn đề trách nhiệm hình sự do hành vi đánh nhau như sau: Do xô xát trong quán, chúng tôi đã đánh  nhau khiến cho phía bên kia bị thương tích. Sau khi giám định thì  một trong số những người của nhóm kia bị thương tích 11 % .Vậy chúng tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? quy định thế nào mong luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến bộ phận luật sư Hình sự - Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Hành vi của các bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vê tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, với tỷ lệ thương tật 11% thì các bạn đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trên. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều  155 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Như vậy, nếu như hành vi của các bạn chỉ cấu thành theo khoản 1 Điều 134 nêu trên thì chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy trong trường hợp này các bạn nên đến thỏa thuận, thương lượng với phía bên bị hại, nếu như bên bị hại không yêu cầu khởi tố thì các bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

----------------------

Câu hỏi thứ 2 - Xử lý hành vi cố ý gây thương tích quy định thế nào?

Thưa luật sư, tôi đang gặp vấn đề về pháp luật mong luật sư giải đáp. Bên nhà tôi có chị hàng xóm rất xấu tính, gia đình anh em chị đều là dân giang hồ, chợ búa, chị ta dựa vào gia đình như vậy nên cũng hay bắt nạt những người trong xóm. Chị ta ghen tức nhà tôi nên thường kiếm chuyện chửi bới nhà tôi. Nhưng nhà tôi k lên tiếng vì k muốn gây chuyện. Nhưng tối ngày 14/10/2017 chị ta đi qua lại trước cửa nhà tôi chửi bới rồi đập đồ nhà tôi để ở cửa. tôi thấy vậy ra nói thì chị ta chửi tôi và đánh tôi, ôm tay tôi cắn k thả. tôi dùng tay trái tát vô miệng chị ta cho c ta thả. sau đó chị ta đánh tôi tiếp và lấy điện thoại gọi cho gia đình và kêu anh em chị ta tới đòi đánh giết gia đình tôi. Sau khi gọi điện xong chị ta lấy điện thoại ném vào đầu tôi làm tôi bị thương đi khâu 10 mũi trên trán. vậy tôi phải giải quyết vấn đề này như nào ạ. tôi muốn nhờ công an giải quyết đc k? Mong luật sư tư vấn giùm. Cám ơn luật sư.

Trả lời: Chào anh chị, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua bài viết cụ thể sau đây:

>> Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Trường hợp này, nếu hai bên tự hòa giải thương lượng được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì có thể giải quyết tình cảm. Nếu chị không muốn hòa giải thì chị có thể trình báo cơ quan công an yêu cầu giải quyết trường hợp này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169