Luật sư Trần Khánh Thương

Em thế chấp nhà của anh để lấy tiền làm ăn nhưng không hoàn trả

Nội dung đề nghị tư vấn: chào anh/chị luật sư ! tôi có một vấn đề kính nhờ quý vị tư vấn trợ giúp. câu chuyện như sau:

 

Nội dung đề nghị tư vấn: chào anh/chị luật sư ! tôi có một vấn đề kính nhờ quý vị tư vấn trợ giúp. câu chuyện như sau: cách đây hơn 10 năm, gia đình tôi gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế, vì gia đình khó khăn nên cũng ko được ăn học gì nhiều, cũng không hiểu biết gì về pháp luật,.nên có nhờ cậu em (em rể) cầm sổ đỏ đi vay tiền về để xoay xở làm ăn và nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, khi cậu ấy cầm sổ đỏ của gia đình tôi đi, rồi thế chấp như thế nào đó rồi cầm tiền đi làm ăn ko đưa cho gia đình tôi và tôi cũng ko biết gì về việc cậu ấy vay được bao nhiêu khi tôi chưa xác nhận, một thời gian cậu ấy báo lại là cty cậu ấy phá sản. vì nghe tin hoàn cảnh cậu ấy như vậy nên tôi cũng thông cảm, rồi bảo cậu ấy lo làm ăn làm lại từ đầu. làm từ từ rồi gom tiền lấy sổ đỏ về cho anh chị. tuy nhiên, sau nhiều năm cậu ấy hứa lấy sổ về cho tôi, nhưng đều ko lấy. sổ đỏ cậu ấy đưa đi cầm qua tay 1 người bạn với số tiền 65 triệu đồng. sau nhiều lần hứa hẹn như vậy, nghĩ tình anh em nên cũng thư thư cho cậu ấy nhiều lần. nay cũng hơn 7 năm trời rồi, tôi cũng hết lời nói với cậu ấy. vì bản chất cậu ấy ko coi tôi là anh em (hoặc nếu có là người dưng đi chăng nữa cũng ko làm như vậy).với hoàn cảnh như thế này tôi phải làm như thế nào? với hành vi trên thì có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? câu chuyện 10 năm như vậy. kính mong quý vị tư vấn hỗ trợ tôi. Xin thành cảm ơn và hậu tạ quý vị luật sư !!!

 

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin anh cung cấp, chúng tôi nhận thấy hành vi của em anh có dấu hiệu của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chứ không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

 

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Theo đó, nếu người này nhận sổ đỏ của anh để đi cầm cố lấy tiền về đưa cho gia đình anh nhưng lại sử dụng vào mục đích riêng mà không trả tại trong thời gian đã 10 năm, nếu có căn cứ nghi ngờ người này có hành vi rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Điều luật trên như dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản sau khi nhận tiền, có đủ điều kiện trả nhưng cố tình không trả, tiêu thụ tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng chi trả,… thì anh có thể báo cáo với cơ quan công an tại địa phương để được can thiệp giải quyết.

 

Trường hợp số tiền chiếm đoạt là 65 triệu đồng thì người này đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 và theo quy định của Bộ luật Hình sự đây được coi là loại tội phạm nghiêm trọng. Khi đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

 

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

 

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

 

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Theo đó, đến thời điểm hiện tại vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong vụ việc của gia đình anh

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Khánh Thương - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169