Nông Bá Khu

Người nước ngoài ủy quyền mua bán nhà có được không?

Người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam có được phép không? Việc nhờ người Việt Nam đứng tên hộ trên giấy tờ sổ đỏ, sổ hồng thực hiện ủy quyền thế nào? Qua bài viết dưới đây luật sư tư vấn, hướng dẫn cụ thể:

Pháp luật không cấm người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam tuy nhiên phải đáp ứng yêu cầu cụ thể. Hiện nay đối với nhà chung cư người nước ngoài vẫn được giao dịch, sở hữu.

Để tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

Tư vấn về chuyển tiền về và mua chung cư của người nước ngoài

Câu hỏi tư vấn:

E đang muốn mua chung cư ở Hà nội hoặc Sài Gòn nhưng tiền sẽ là của bạn trai nước ngoài. Vậy có cách nào để anh ấy có thể gửi tiền về Việt Nam hợp pháp. Anh ấy đang muốn làm hợp đồng để trường hợp e muốn bán hay chỉ tặng sau này thì anh ấy vẫn có quyền tham gia hoặc có thể lấy lại số tiền anh ấy đã bỏ ra. Vậy giữa em và anh ấy nên chuẩn bị hợp đồng nào?

Trả lời tư vấn:

Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Hiện nay việc chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam được thực hiện dễ dàng thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua một số tổ chức quốc tế, qua gửi bạn bè người thân đem theo. Theo quy định hiện nay, chỉ có thể mang theo tiền mặt tối đa là 5000 USD. Ngoài ra lưu ý tiền là một trong số những hàng hóa, vật phẩm cấm gửi qua đường bưu chính, nếu người bạn trai của chị cố tình gửi tiền trong bưu kiện thì sẽ không được chấp nhận và thậm chí có thể bị phạt tiền, tịch thu tang vật khi bị phát hiện. Nếu bạn trai của chị muốn gửi tiền về cho chị với số tiền lớn thì có thể tham khảo một số dịch vụ hợp pháp về gửi tiền từ nước ngoài về Việt Nam như gửi qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

>> Tư vấn quy định về ủy quyền mua bán nhà

Căn cứ Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 cho phép người nước ngoài được mua bán đứng tên sở hữu đối với nhà chung cư nếu họ được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Vì vậy, bạn trai của chị có thể mua chung cư đứng tên của chính mình, trường hợp người bạn trai không thể trực tiếp về Việt Nam thực hiện các thủ tục thì có thể ủy quyền cho chị hoàn thành các thủ tục mua bán. Giấy chứng nhận vẫn mang tên người bạn trai nên sau này người bạn trai sẽ có quyền định đoạt căn hộ.

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Trường hợp vì một số lý do mà bạn trai chị không muốn đứng tên chung cư mà để chị được đứng tên thì trước khi mua và giao tiền chị và bạn trai của mình có thể lập thỏa thuận. Do việc đứng tên hộ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở chưa được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối, do vậy, trên văn bản thỏa thuận nên ghi rõ về số tiền anh ấy gửi cho chị và mục đích sử dụng là để mua căn chung cư và các quyền nghĩa vụ liên quan để khi xảy ra tranh chấp, người bạn trai có căn cứ để đòi lại số tiền mà mình đã gửi để mua nhà.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo