LS Vy Huyền

Dùng dao hành hung lại có phải phòng vệ chính đáng không?

Luật sư tư vấn về vấn đề: Hành vi dùng dao gây thương tích cho người thanh niên bị tỷ lệ thương tật 23% có phải là phòng vệ chính đáng hay không? Giải quyết các vấn đề có liên quan.

Câu hỏi:

Tối 17/2 e đang đứng chơi cùng 5 người bạn thì bị 1 nhóm thanh niên dùng chai bia và dao phóng lợn đánh em Và 1 bạn của em nữa. Do em không biết vì sao bị đánh nên chỉ biết chạy. Đánh được 1 lúc thì họ bỏ đi thì lại có đồng bọn của nhóm thanh niên này đến tiếp và hô đánh tiếp đi. Lúc này em biết trong người bạn em có dấu 1 con dao nên em đã bảo bạn ấy đưa dao cho em mục đích để phòng vệ và tiếp tục chạy. Do trời tối và hoảng sợ nên đã bị ngã xuống 1 cái vực cao tầm 3m. Nhưng đằng sau vẫn có người đánh vào đầu em nên em đã dùng dao chém về phía sau của em 1 phát. Và có 1 thanh niên bị trúng vào phần đầu (23% thương tích).rồi em tiếp tục bỏ chạy. Em không hề biết nhóm thanh niên đánh em và bạn em là ai cũng không hề có mâu thuẫn gì với nhóm thanh niên trên.

Cho em hỏi: Như vậy có phải phòng vệ chính đáng không ạ. Em bị bầm tím phần đầu cũng như nhiều chỗ trên cơ thể. 

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về trách nhiệm hình sự: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 về phòng vệ chính đáng của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Theo thông tin bạn cung cấp, do trời tối và hoảng sợ nên bạn đã bị ngã xuống 1 cái vực cao tầm 3m. Nhưng đằng sau vẫn có người đánh vào đầu bạn nên bạn đã dùng dao chém về phía sau của bạn 1 phát. Và có 1 thanh niên bị trúng vào phần đầu (23% thương tích). Do thông tin bạn cung cấp không rõ cho nên không thể xác định được hành vi của bạn có được coi là cần thiết và phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại hay không. Do đó,việc xác định này phải căn cứ vào các quy định trên và kết quả của cơ quan điều tra thông qua việc xác minh tại hiện trường, lấy lời khai.. và phải dựa vào mức độ thương tật của thành niên mà bị bạn gây thương tích. 

Như vậy, sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả mọi mặt, nếu xét thấy hành vi chống trả của bạn là cần thiết và phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại của ngươi thanh niên bị bạn gây thương tích thì đó là hành vi phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật hình sự năm 2015

Tuy nhiên, Nếu như hành vi chống trả của bạn không được coi là cần thiết và không được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng thì hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 136 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác  của Bộ Luật hình sự năm 2015:

Đối với trường hợp này của bạn, nếu kết luận của phía bên cơ quan điều tra kết luận hành vi của bạn không phải là hành vi phòng vệ chính đáng mà là hành vi cố ý gây thương tích mà tỉ lệ thương tật của thanh niên đó là 23% theo quy định thì bạn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Bộ luật hình sự năm 2015.

Còn việc bạn bị đánh bầm tím nhiều chỗ trong cơ thể bạn thì bạn cũng có thể làm đơn gửi cơ quan công an tố cáo về hành vi gây thương tích của họ đối với bạn. Tuy vào mức độ tỉ lệ thương tích mà cơ quan điều tra áp dụng khung hình phạt theo quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Về trách nhiệm dân sự:

Căn cứ theo quy định tại Điều 590 về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

...''

Đối với trường hợp này của bạn, do bạn gây thương tích cho thanh niên bị ti lệ thương tích là 23% do đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự do sức khỏe thanh niên đó bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với mức độ lỗi của bạn.

Nếu thanh niên đó gây thương tích cho bạn thì theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015 bạn có thể yêu cầu thanh niên đó bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015.  Ngoài ra, dựa vào lỗi của hai bên thì bạn có thể thỏa thuận một mức bồi thường hợp lý với thanh niên đó để giải quyết vụ việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169