Trần Phương Hà

Đồng phạm là gì? Xác định đồng phạm như thế nào?

Nội dung yêu cầu: Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc về Luật hình sự liên quan đến đồng phạm và xác định đồng phạm muốn hỏi. Ba và má chung sống với nhau như vợ chồng đã hơn hai chục năm. Ba má tôi cùng nhau mở một cơ sở kinh doanh gỗ do má tôi đứng tên doanh nghiệp.

Trong quá trình giao dịch, buôn bán gỗ, ba tôi có làm các giấy tờ giả, và đưa cho má tôi đứng tên, nhưng má tôi không hề biết giấy tờ này là giả nên vẫn ký. Hiện tại, ba má tôi quyết định ly hôn vì ba tôi ngoại tình, vì thất thế vấn đề chia tài sản nên ba tôi nói sẽ kiện má tôi vì đã ký làm giấy tờ giả trước đây ba tôi làm, để đe dọa má tôi. Xin cho tôi hỏi, trong trường hợp này, má tôi có bị vi phạm gì không? Và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau.

Theo thông tin bạn cung cấp, má của bạn là người đứng tên và kí vào các giấy tờ giả này. Trường hợp nếu không chứng minh được má của bạn ký là do bị lừa dối thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.

>> Tư vấn pháp luật về đồng phạm, gọi: 1900.6169

Quy định về Đồng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm (theo quy định tại Điều 17 Bộ Luật Hình sự 2015).

Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia đã coi là đồng phạm, mà nhiều người đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

Trong vụ án có đồng phạm, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như. người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chi huy việc thực hiện tội phạm. Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Người tổ chức có thể có những hành vi như. khởi xướng việc phạm tội.

- Người thực hành là người trực tiếp thực tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

- Người xúi giục là những người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức.

- Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua:

- Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác

- Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.

Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự về đồng phạm

- Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: bị xét xử, truy tố về cùng tội danh, cùng điều luật

- Chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:

- Không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ áp dụng cho từng người.

- Nguyên tắc cá thể hóa: Khoan hồng và nghiêm trị.

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bị can và bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình có tội nhưng có quyền chứng minh mình vô tội. Má của bạn cần cung cấp những lời khai và các tài liệu khác cho rằng mình không có lỗi trong vụ án trên. Hành vi của cha và má bạn thì tùy vào tính chất, mức độ để định tội danh trong các sự việc cụ thể.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn