Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu để về hưu

Hỏi: Chào luật sư, tôi sinh năm 1961, vào ngành văn hoá tháng 3 năm 2003. Theo Nghị định 108, tôi đăng ký nghỉ năm 2019 ( lúc ấy tôi 58 tuổi, và tôi đến thời điểm đó tôi mới đóng 16 năm bảo hiểm ) vậy tôi có được quyền đóng 1 lấn bảo hiểm 4 năm để nhận chế dộ hưởng lương hưu trước tuổi không? Quy định thế nào? Xin luật sư tư vấn, tôi rất biết ơn.

 

Đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu để về hưu

Đóng BHXH một lần cho những năm còn thiếu để về hưu


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo như thông tin anh cung cấp, năm 2019 anh muốn đăng ký về hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Trước tiên, anh cần lưu ý xem mình có đủ điều kiện để tinh giản biên chế hay không. Căn cứ:

Điều 8 - Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Chính sách về hưu trước tuổi

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Căn cứ theo quy định trên, nếu chưa đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì anh sẽ không đủ điều kiện để về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2015/NĐ-CP.

Nếu như anh về hưu trước tuổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016 thì anh sẽ được đóng một lần cho 4 năm BHXH còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí tại thời điểm đó. Căn cứ:

Điều 87 – Luật bảo hiểm xã hội 2014. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Do vậy, nếu như khi đủ 58 tuổi mà anh chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì sẽ không được về hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Nếu anh muốn về hưu trước tuổi thì anh mới được quyền đóng BHXH một lần cho những số năm còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí ngay tại thời điểm nghỉ.

 

Trân trọng!
Luật gia Đào Quang Vinh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo