Triệu Lan Thảo

Đơn tố giác tội phạm viết thế nào, trình báo ở đâu?

Chào luật sư cho chúng tôi hỏi trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: chúng tôi là tiểu thương chợ nhỏ, chợ T P đường N, Q X, cùng bị một đối tượng lừa đảo, số tiền lên đến cả tỷ bạc. kẻ lừa đảo đó tuy bán chung chợ với chúng tôi nhưng quê ở BT. Vậy xin hỏi khi nộp đơn tố cáo, chúng tôi có thể nộp đơn tại công an quận X nơi chúng tôi đang buôn bán được không hay phải về tận BT để nộp đơn tố cáo kẻ lừa đảo đó, quy định thế nào mong luật sư tư vấn, chúng tôi cảm ơn.

1. Tư vấn quy định về tố giác tội phạm và nơi tiếp nhận đơn

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định:

“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

Do đó, khi phát hiện có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn có thể đến UBND phường nơi bạn đang buôn bán, hoặc bạn cũng có thể gửi đơn trực tiếp lên cơ quan điều tra tại Quận X. Bạn không nhất thiết phải về tận nơi bạn thường trú để nộp đơn

---

2. Tư vấn về tố giác hành vi đe dọa giết người

Câu hỏi:

Xin hỏi em tôi bị đối tượng có tiền án, tiền sự thường xuyên đe dọa, cụ thể là cầm dao đuổi chém hai vợ chồng em tôi vậy tôi phải làm thế nào, công an xã xuống giải quyết họ nói chưa có căn cứ xử lí và còn lấy dao trả lại cho hung thủ vậy làm thế nào để bảo toàn tính mạng cho gia đình tôi. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn theo điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì Tội đe dọa giết người được quy định như sau:

"1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Đối tượng có tiền án, tiền sự thường xuyên đe dọa giết hai vợ chồng em của bạn.  Người đó đã có hành vi cầm dao đuổi chém thể hiện rõ ý định giết người đồng thời làm cho vợ chồng em bạn hiểu rằng chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, động cơ để thực hiện hành vi đó. Như vậy, hành vi của đối tượng đó có thể cấu thành nên tội đe dọa giết người theo quy định nêu trên. Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có quyền tố giác tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

"1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”

Em bạn có thể viết đơn tố giác tội phạm gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hoặc đến trực tiếp các cơ quan đó để tố giác tội phạm:

“Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

...

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

...”

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169